| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về giải pháp phát triển cây mía bền vững

Thứ Bảy 29/09/2018 , 17:57 (GMT+7)

Vừa qua, tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về giải pháp phát triển cây mía bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

 Đoàn công tác của Trung tâm Khuyễn nông Quốc gia và các địa biểu tham quan mô hình mía Roc 22 tại huyện Hàm Yên (Tuyên Quang)

 Việc chuyển đổi cơ cấu giống, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ… là những vấn đề được các đại biểu và người trồng mía đưa ra thảo luận tại diễn đàn.

Vùng Trung du miền núi phía Bắc có diện tích mía là 22.446 ha, sản lượng 1.424.508 tấn, năng suất đạt 63,5 tấn/ha. Các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng là những địa phương thuộc vùng quy hoạch. Trong công tác phát triển cây mía tại các tỉnh trên còn nhiều tồn tại như: Bộ giống mía cho vùng còn ít, chưa phong phú để giải vụ thâm canh; người dân còn giữ tập quán canh tác cũ nên năng suất còn thấp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; so với các vùng miền khác, năng suất mía ở đây gần như thấp nhất cả nước…

Các đại biểu tham dự diễn đàn

Tại diễn đàn, ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích trồng mía còn manh mún, phần lớn diện tích là đất đồi, chưa dồn điền đổi thửa nên việc đầu tư thâm canh, cơ giới hóa còn hạn chế; giống mía sử dụng năng suất chưa cao; giá thu mua nguyên liệu còn thấp ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng… Qua diễn đàn, Trung tâm Khuyến nông cùng các đơn vị liên quan và các địa phương mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về những chế độ chính sách, cách làm hay của các địa phương trong sản xuất mía, trong liên kết “4 nhà” để tìm ra giải pháp tốt nhất góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ cây mía, đảm bảo mục tiêu phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ NN và PTNT đề ra.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.