| Hotline: 0983.970.780

Diện mạo mới ở Vĩnh Tường

Thứ Hai 17/08/2020 , 08:20 (GMT+7)

Bộ mặt cảnh quan nông thôn huyên Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trở nên khang trang, xanh, sạch, đẹp…nhờ tiên phong thực hiện cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư.

Đường làng thông thoáng, sạch đẹp ở Vĩnh Tường nhờ xây dựng, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Ảnh: Trần Hồ.

Đường làng thông thoáng, sạch đẹp ở Vĩnh Tường nhờ xây dựng, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Ảnh: Trần Hồ.

Thực hiện Nghị quyết 38 của tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, huyện Vĩnh Tường xây mới và cải tạo, sửa chữa cống, rãnh thoát nước thải trong khu dân cư trên địa bàn huyện trong năm 2019 - 2020 là gần 100km (trong đó năm 2019 đăng ký là hơn 36 km/23 xã, năm 2020 đăng ký là hơn 72 km/20 xã).

Đến nay, toàn huyện Vĩnh Tường đã triển khai xây dựng được 85km rãnh thoát nước thải trong khu dân cư tại 27 xã, thị trấn (trong tháng 7/2020 tăng hơn 5km) đạt 93% so với nhu cầu các xã đã đăng ký. Ngân sách tỉnh đã cấp cho huyện Vĩnh Tường hơn 72 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 80 tỷ đồng. Riêng huyện đã cấp hơn 52 tỷ đồng cho 23 xã xây dựng, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước.

Để có được kết quả trên, huyện Vĩnh Tường đã tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: phát tài liệu gửi các xã, thị trấn; thường xuyên phát các bản tin trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn…

UBND huyện, UB Mặt trân Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể của huyện vào cuộc tích cực vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tại các xã tham gia kế hoạch triển khai nhân rộng xây dựng, cải tạo hệ thống thu gom nước thải khu dân cư; phát đông tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, tạo cảnh quan moi trường xanh, sạch, đẹp.

Bên cạnh đó, dọc các tuyến đường có tường được vẽ tranh, hai bên đường trồng cây, trồng hoa, lắp đèn chiếu sáng…Một số xã vượt chỉ tiêu đề về xây mới, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước như: Tân Tiến, Ngũ Kiên, Nghĩa Hưng…

Theo bà Trần Như Thảo, Trưởng phòng Tài nguyền và Môi trường huyện Vĩnh Tường: “Huyện Vĩnh Tường đứng đầu tỉnh về việc triển khai xây mới, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Các xã, thị trấn triển khai Nghị quyết 38 của tỉnh cơ bản tốt, đều theo kế hoạch của huyện và tỉnh.

Đây là chủ trương có sức lan tỏa rộng lớn trong từng xã, từng thôn và ngay trong nhận thức của người dân. Chúng tôi quán triệt chủ trường “nơi nào dễ làm trước, khó làm sau”, nhân dân đồng thuận cao thì mới làm”.

Mặc dù vậy, quá trình thực tế triển khai đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Một số tuyến rãnh có kích thước chiều rộng ngõ nhỏ (rộng 2,5m) xe ô tô không đi lại được; việc xây dựng theo thiết kế, dự toán mẫu của UBND tỉnh gặp khó khăn, ngoài ra khi thi công cũng không sử dụng được máy móc mà phải thi công bằng sức người, ảnh hưởng đến tiến độ và phát sinh nhiều ngày công.

Cùng với đó, nhận thức của một bộ phận người dân về môi trường còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mong muốn nhà nước hỗ trợ hoàn toàn kinh phí, nên chưa thực sự tích cực tham gia, thậm chí còn gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.

Thời gian tới, huyện tăng cường chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư tham gia; tổ chức, triển khai các cuộc thảo luận, phổ biến đến từng thôn, tổ dân phố để nhân dân hiểu sâu hơn về chủ trương của tỉnh, qua đó, nhận thấy giá trị và ý nghĩa của việc tham gia xây dựng, cải tạo cống, rãnh thoát nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại khu vực nhân dân sinh sống.

Huyện Vĩnh Tường phấn đấu hết năm 2020 sẽ hoàn thành 100% chỉ tiêu xây dựng, cải tạo hệ thống cống, rãnh thoát nước thải đã đăng ký.

Hiện nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm ở huyện Vĩnh Tường nhân dân tiếp tục xây mới hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Ảnh: Trần Hồ.

Hiện nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm ở huyện Vĩnh Tường nhân dân tiếp tục xây mới hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Ảnh: Trần Hồ.

Điển hình tại xã Tân Tiến, trước đây chỉ đăng ký hơn 700m, nhưng đến thời điểm này đã xây dựng mới hơn 8km/77 ngõ xóm, vượt chỉ tiêu gấp 10 lần.

Ngay khi huyện triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 38 của tỉnh, xã Tân Tiến đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, thành lập tổ giám sát, tổ thẩm định xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước.

Nhận thấy được tính thiết thực của việc xây dựng cống, rãnh thoát nước thải trong khu dân cư, hầu hết người dân các ngõ xóm đều đăng ký xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước thải.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Xã Tân Tiến có sự đồng thuận cao giữa chính quyền và người dân. Đảng viên làm trước, người dân thấy hiệu quả, thiết thức tự đóng góp kinh phí, tự bỏ công để làm. Hiên 90% số ngõ xây dựng xong, Tân Tiến là xã làm nhiều nhất huyện, vượt chỉ tiêu 100%.

“Sau khi xây dựng mới hệ thống cống, rãnh toàn bộ cảnh quan môi trường nông thôn thay đổi toàn diện. Mặt đường được nâng cao hơn, tiêu thoát nước được đảm bảo, đường làng, ngõ xóm đẹp hơn, sạch hơn, thoáng hơn…Từ đây đến cuối năm 100% hệ thống cỗng, rãnh thoát nước sẽ được hoàn thành”, ông Trung nhấn mạnh.

“Từ khi triển khai Nghị quyết 38 của tỉnh, môi trường trong lành; đường làng, ngõ xóm thông thoáng, sạch, đẹp... Từ nay đến cuối năm, hệ thống cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư sẽ được xây xong, khả năng vượt chỉ tiêu đăng ký với tỉnh. Song song với việc xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước, thời gian tới huyện triển khai đề án “xanh, sạch, đẹp, văn minh, đáng sống” giai đoạn 2020 -2025. Đây là kế hoạch chỉ có huyện Vĩnh Tường mới có thôi”, bà Nguyễn Như Thảo.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.

Bình luận mới nhất