Ngoài việc trực tiếp gây hại cho cây lúa, chúng còn là môi giới truyền các bệnh làm giảm năng suất và sản lượng lúa như bệnh lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ và bệnh vàng lùn.
Đặc điểm gây hại của rầy nâu là, vào thời kỳ lúa đẻ nhánh nếu bị hại thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết. Lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông nếu bị rầy gây hại với mật độ cao sẽ làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông. Lúa bị gây hại đồng thời tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập làm cây thối nhũn, đổ rạp có thể lan rộng ra cả ruộng, cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.
Ngoài ra khi rầy nâu phát triển, chất thải của chúng ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho mầm muội đen làm đen thân, gốc cây lúa.
Rầy nâu gây hại lúa chủ yếu có tên khoa học là Nilaparvata lugens, tên tiếng anh là Brown Planthopper. Vòng đời của rầy nâu bắt đầu gây hại lúa vào lúc nó sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc điểm của rầy nâu lúc này là màu nâu, nhỏ, có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài; dạng cánh ngắn không bay xa, tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa và sinh sản; dạng cánh dài có thể bay xa hàng trăm cây số và bị thu hút bởi ánh sáng đèn.
Bệnh rầy nâu hại lúa rõ ràng có thể gây thiệt hại to lớn cho mùa vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người nông dân. Tuy nhiên, bà con ngày nay hoàn toàn có thể yên tâm nếu áp dụng các biện pháp phòng chống rầy nâu sau.
Biện pháp canh tác
Người nông dân được khuyến cáo không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20 - 30 ngày, không để vụ lúa chết. Bên cạnh đó, bà con cần tuân thủ hướng dẫn phân vùng của ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, thời vụ trong cùng một vùng phải tập trung, không được gieo sạ kéo dài.
Một trong những yếu tố quan trọng khác trong công tác phòng ngừa bệnh rầy nâu ở cây lúa là vệ sinh. Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước sẽ giúp tránh tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển.
Đối với công tác chọn lọc giống, người nông dân nên sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không lấy lúa thịt làm lúa giống. Nếu có điều kiện, bà con có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống và lưu ý không gieo dày trên 120kg giống/ha.
Khi vào mùa vụ, bà con cũng cần lưu ý đảm bảo đủ phân bón cho cây nhưng cần cung cấp một lượng vừa đủ đạm cần thiết.
Biện pháp hóa học
Nếu đã áp dụng các biện pháp canh tác như trên mà không đạt được hiệu quả, rầy nâu vẫn xuất hiện thì người nông dân cần phải phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy kịp thời, giảm nhẹ tác hại lên cây lúa.
Khi phun xịt thuốc, người nông dân cần tuân thủ phương pháp “4 đúng”. Đó là: đúng loại thuốc (theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương); đúng liều lượng (pha thuốc theo đúng liều lượng và phun đủ lượng nước thuốc pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc); đúng lúc (khi phát hiện rầy cám ở tuổi 1 - 3, hoặc rầy trưởng thành chiếm đa số trong ruộng); đúng cách (hướng vòi phun vào sát gốc lúa nơi rầy bám; không được phun trên ngọn lá lúa).
Các loại thuốc diệt trừ rầy nâu được bán rất đa dạng trên thị trường. Trong đó, một số sản phẩm đã cho thấy được hiệu quả cao, xứng đáng là người bạn đồng hành cần thiết của bà con nông dân, bao gồm Applaud 25WP, Hopsan 75EC, Azorin 400WP. Những chế phẩm này bên cạnh công dụng diệt trừ rầy nâu còn có hiệu quả rất cao đối với côn trùng miệng nhai và chích hút gây hại cây trồng nói chung.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc bảo vệ thực vật, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088
Website: www.congtyhai.com