| Hotline: 0983.970.780

Diệt trừ ruồi vàng hại mướp đắng

Thứ Ba 22/03/2011 , 10:38 (GMT+7)

Hỏi: Gia đình tôi trồng mướp đắng với diện tích lớn, cho sản lượng nhiều nhưng mức thiệt hại do ong vàng gây hại cũng không ít: chúng châm cho quả thui chột, méo mó không lớn được, thậm chí thối và rụng nhiều. Tôi phun nhiều loại thuốc trừ sâu mà vẫn không diệt trừ được hết nhưng lại ảnh hưởng đến thời gian cách ly vì mướp đắng ra quả liên tục. Có cách gì phòng trừ được ong vàng đơn giản và hiệu quả nhất xin quí báo hướng dẫn.

(Đinh Văn Đường - xã Thọ Duyên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Trả lời: Loài côn trùng đang gây hại trên các vườn trồng mướp đắng mà bạn đề cập trong thư không phải là ong vàng mà là một loài ruồi vàng đục quả có tên khoa học là Batrocera cucurbitae thuộc họ Tephriđiae, bộ Diptera.

Nhận diện ruồi vàng hại quả: Ruồi vàng có hình dạng và kích thước rất giống với các loài ruồi hại cây ăn quả khác (như Dacus dorsalis hại cam quýt, Bactrocera dorsalis hại táo, ổi, hồng và nhiều loài cây ăn quả khác), nhưng Batrocera cucurbitae chỉ gây hại trên các cây họ Cucurbitaceae: bầu, bí, dưa chuột, dưa leo, dưa hấu, dưa gang, mướp hương, mướp đắng...

 Nhìn bề ngoài ruồi vàng đục quả hơi giống con ong nhưng kích cỡ lớn hơn ruồi đen, nhỏ hơn ong mật, thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng, có vạch màu vàng hình chữ V ngược giữa ngực. Con cái dùng râu để chọn những quả sắp chín rồi quay đít cắm vòi đẻ trứng chích sâu vỏ quả để đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 quả) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành sâu non (gọi là dòi do đó còn có tên là dòi đục quả) màu trắng ngà, không có chân, ăn thịt quả, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối và rụng quả. Chúng phát triển nhanh và gây hại nặng từ tháng 4 trở đi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và giảm dần mật số vào các tháng mùa lạnh.

Biện pháp phòng trừ: Việc phòng trừ bằng cách phun thuốc không diệt trừ được hết bởi lẽ sau khi ruồi đẻ, trứng nở thành dòi đục phá bên trong quả nên thuốc không có tác dụng. Mặt khác, do mướp đắng ra quả liên tục, thu hoạch hàng ngày nên rất khó cách ly khi dùng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học. Chúng tôi nêu kinh nghiệm dưới đây của bà con thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng để bạn và bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 57 ra ngày 22/3/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm