| Hotline: 0983.970.780

Điều Bình Phước: Đường lên ngôi vị quán quân

Thứ Hai 20/11/2017 , 14:50 (GMT+7)

Hạt điều hiện là mặt hàng xuất khẩu trong “top sản phẩm triệu đô” của Việt Nam. Và Bình Phước càng thêm tự hào khi là thủ phủ của loại hạt này. Hiện nay, công nghiệp chế biến điều của tỉnh phát triển mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến.

Đang đi đúng hướng

Cây điều Bình Phước phát triển mạnh từ khi có Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg, ngày 7/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển điều đến năm 2010. Năm 1991, toàn tỉnh có gần 20.000ha điều thì đến năm 2010 tăng lên 155.746ha. Hiện Bình Phước có diện tích điều ổn định trên 134.000ha, chiếm gần 1/2 sản lượng cả nước. Trong đó hơn 132.000ha đang thu hoạch, sản lượng 150.000 tấn.

11-53-26_nh_1
Đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu, là giải pháp phát triển ngành điều bền vững

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 DN và hơn 400 cơ sở chế biến điều, trong đó có 31 DN lớn với công suất đạt trên 82.000 tấn/năm. Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN cho rằng, ngành điều Bình Phước đang đi đúng hướng, đã có sự kết nối “4 nhà”.

Nông dân liên kết với nhau, có ý thức trồng trọt, sản xuất nguyên liệu theo hướng hữu cơ. Sở NN- PTNT đã có kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu sạch, tạo nguồn nguyên liệu ổn định. DN chế biến, SX điều đã và đang đầu tư công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo ATVSTP.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã có những nghiên cứu sâu về cây điều, ngành điều Bình Phước và dự án hỗ trợ chỉ dẫn địa lý cho hạt điều Bình Phước là một điển hình. Hiện Tập đoàn PAN hoạt động trong lĩnh vực tài chính ở Hà Nội đồng ý đầu tư 200 triệu USD vào ngành điều Bình Phước.

Theo bà Lý Thị Mỹ Loan, Phó trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công thương Bình Phước, phát triển ngành điều bền vững không còn là vấn đề của tỉnh mà là chương trình mang tầm quốc gia, yêu cầu nguồn lực lớn và có những đặc thù về cơ chế.
 

Những giải pháp đồng bộ

Để nâng tầm giá trị hạt điều, bắt kịp xu hướng thị trường thế giới, năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngành điều bền vững” với các nội dung: Hỗ trợ DN đổi mới công nghệ chế biến hạt điều; chế biến sâu sản phẩm; chế biến vỏ điều. Cũng trong năm này, Bình Phước tiếp tục triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.

Dự án có phạm vi khu vực chỉ dẫn địa lý cho 88/111 xã, phường của 11 huyện, TX trên địa bàn tỉnh. Tên sản phẩm bảo hộ: Hạt điều Bình Phước (tên tiếng Anh là Binh Phuoc cashew) với 3 loại sản phẩm bảo hộ là hạt điều thô thành phẩm, hạt điều nhân trắng, hạt điều rang muối.

Nói về phát triển ngành điều, ông Nguyễn Đức Thanh cho rằng, Bình Phước có DN chế biến, XK được bằng thương hiệu, uy tín nhờ đầu tư thiết bị hiện đại, SX bảo đảm ATVSTP, đặc biệt là quản trị DN giỏi. Nhưng những DN như thế ở Bình Phước còn quá ít. Tận dụng tốt thời cơ thì đến năm 2020, với 200.000 ha điều, sản lượng 500.000 tấn, XK của các DN điều Bình Phước đạt trên 1 tỷ USD là trong tầm tay.

Nắm bắt xu hướng phát triển bền vững ngành điều, bắt kịp xu hướng thị truòng thế giới, nhiều DN điều đã đầu tư cho mình những dây chuyền, côn nghệ hiện đại nhất trên thế giới.

Ông Lê Quang Luyến, GĐ Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phúc An, TX. Phước Long, Bình Phước cho biết: Phúc An ra đời năm 2004. Lúc mới thành lập chỉ có 50 người, nay tăng lên 300 người. Doanh thu năm đầu 25 tỷ đồng, năm 2015 đạt 640 tỷ đồng.

 Công ty chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền SX khép kín, bảo đảm ATVSTP, đào tạo nhân lực. Phúc An có 1 giáo sư tư vấn kinh doanh quốc tế, 1 thạc sĩ kinh doanh quốc tế, 7 kỹ sư công nghệ thực phẩm quản lý chất lượng...

Ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Cty CP Hạt điều Gia Bảo, ở P.Tân Phú, TX. Đồng Xoài, khẳng định thị trường châu Á là tiềm năng lớn với các DN điều Việt Nam.

“Hạt điều Gia Bảo hiện bán trong các siêu thị ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, 1 tháng xuất ra thị trường trong nước 1.000 thùng. 1kg điều xuất thô giá chỉ bằng 35gram bán lẻ của Gia Bảo. 1 gói bán lẻ có giá thành 1.600 đồng, giá bán tới tay người tiêu dùng 3.500 đồng. Tại bàn ăn, nếu khách hàng xé 1 gói điều (35 gram) thì Gia Bảo lời 500 đồng”, ông Sơn nói.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm