| Hotline: 0983.970.780

Địu con tìm chữ

Thứ Ba 06/08/2024 , 06:51 (GMT+7)

Sau ngày làm việc mệt nhọc trên nương rẫy, đồng bào dân tộc Mông tại xã vùng cao Tam Chung (Mường Lát, Thanh Hóa) lại đến trường để tham gia lớp học xóa mù chữ.

Lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Tam Chung phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xã và trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Chung (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) thực hiện từ tháng 4/2024 với 38 học sinh là người dân tộc Mông. Lớp học gồm đầy đủ các thành phần giới tính và độ tuổi khác nhau được tổ chức vào các ngày chẵn trong tuần từ 19 giờ đến 21 giờ, để ban ngày các học viên vẫn có thời gian lao động, sản xuất.

Giáo viên đảm nhiệm giảng dạy lớp học là thầy Đào Nguyên Túc, cán bộ Đồn biên phòng Tam Chung. Giáo viên đứng lớp là người biết song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng Mông), có năng khiếu sư phạm. Trước khi tham gia lớp xóa mù chữ, có tới 70% đồng bào dân tộc Mông mù chữ. Sau gần 3 tháng tổ chức lớp xóa mù chữ, hầu hết hầu hết các học sinh tại lớp học đã cơ bản biết viết và đọc tiếng Việt và làm được phép tính công trừ đơn giản.

Người dân bản Suối Phái, xã Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) trên đường đến lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Người dân bản Suối Phái, xã Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) trên đường đến lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Vật dụng không thể thiếu khi người dân bản đi từ nhà đến lớp học là chiếc đèn pin soi đường. Ảnh: Quốc Toản.

Vật dụng không thể thiếu khi người dân bản đi từ nhà đến lớp học là chiếc đèn pin soi đường. Ảnh: Quốc Toản.

Lớp học là con em đồng bào dân tộc Mông, chủ yếu thuộc diện mù chữ, tái mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Lớp học là con em đồng bào dân tộc Mông, chủ yếu thuộc diện mù chữ, tái mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Giáo viên đảm nhiệm giảng dạy lớp học là thầy Đào Nguyên Túc, cán bộ Đồn biên phòng Tam Chung. Ảnh: Quốc Toản.

Giáo viên đảm nhiệm giảng dạy lớp học là thầy Đào Nguyên Túc, cán bộ Đồn biên phòng Tam Chung. Ảnh: Quốc Toản.

Vợ chồng Giàng A Dế (bên phải) và Hờ Thị Máy (bên trái) tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Vợ chồng Giàng A Dế (bên phải) và Hờ Thị Máy (bên trái) tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Học sinh Thao Thị Mo đưa con đến lớp học xóa mù chữ để tiện chăm sóc. Ảnh: Quốc Toản.

Học sinh Thao Thị Mo đưa con đến lớp học xóa mù chữ để tiện chăm sóc. Ảnh: Quốc Toản.

Một em bé ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ trong lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Một em bé ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ trong lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Các học sinh tham gia lớp học được thầy giáo Đào Nguyên Túc chỉ bảo tận tình từ cách phát âm đến viết chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Các học sinh tham gia lớp học được thầy giáo Đào Nguyên Túc chỉ bảo tận tình từ cách phát âm đến viết chữ. Ảnh: Quốc Toản.

Sau vài tháng, hầu hết đồng bào dân tộc Mông đã cơ bản biết viết và đọc tiếng Việt. Ảnh: Quốc Toản.

Sau vài tháng, hầu hết đồng bào dân tộc Mông đã cơ bản biết viết và đọc tiếng Việt. Ảnh: Quốc Toản.

Xem thêm
Kỷ niệm một năm thành lập VIETRISA

Kỷ niệm một năm thành lập VIETRISA. Việt Nam chiếm 42% sản lượng cá tra thế giới. Thái Lan đầu tư nhiều dự án nông nghiệp tại Bình Định. Giá tiêu trong nước giảm hơn 1.000 đồng/kg.

Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, hội quán còn trở thành trung tâm thúc đẩy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế bền vững, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và nâng cao đời sống người dân.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Tương lai của loài voi tại Việt Nam đang sáng lên hy vọng

Việc bảo vệ và phát triển đàn voi không chỉ là bảo tồn một loài động vật, mà còn là bảo vệ một phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng, góp phần giữ gìn sự cân bằng thiên nhiên.