| Hotline: 0983.970.780

Đổ xô nuôi bò lai 3B

Thứ Ba 19/11/2019 , 10:05 (GMT+7)

Hiện đang là mùa mưa, đồng cỏ phát triển sau đợt khô hạn kéo dài, nông dân Phú Yên tập trung nuôi bò.

09-19-54_1
Trung tâm Khuyến nông triển khai mô hình vỗ béo bò lai tại huyện Tây Hòa.

Giống bò nông dân chọn nuôi là bò lai 3B (Blanc Bleu Belge). So với các giống bò lai sind khác, nuôi đúng sức mới phát, còn bò lai 3B nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt đến đó nên nông chọn nuôi đã tạo ra cơn “sốt” bò giống.
 

Vào tận chuồng đặt hàng

Ông Nguyễn Văn Tính, một người buôn bò ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cho hay: Hiện nay nhiều người dặn tôi mua bò nghé giống 3B thả nuôi nhưng rảo đi tìm mua giống rất khan hiếm. Trước đây nắng hạn đồng cỏ khô cháy thiếu thức ăn nhiều người bán bò, nay trời mưa đồng cỏ xanh trở lại nông dân tập trung nuôi bò lại, chọn giống 3B nên giống bò này đang khan hiếm.

Còn ông Mạnh Thế Bình, nông dân nuôi bò ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) chia sẻ: Tôi có con nghé giống bò lai 3B mới đẻ 2 tháng, có người vào tận chuồng đặt hàng.

Hiện nay, giống bò lai 3B người dân chọn nuôi vì nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt mập to đến đó, lưng bằng hiến, đặt chén nước lên trên lưng bò không đổ giọt nào. Còn giống bò lai sind khác nuôi đúng sức mới phát (bung đùi, đổ thịt).

Cũng do nhiều người chọn nuôi giống bò lai 3B nên hiện không chỉ khan hiếm giống mà còn sốt giá. “Năm ngoái tôi mua con bê cao 1m, giá 7 triệu đồng, nuôi giáp năm bán 20 triệu đồng.

Năm nay tôi tìm mua con bê, so với con ghé mua năm ngoái 10 (1m) con này 8 (0,8m) nhưng giá lên đến 12 triệu đồng”, ông So Minh Tỵ, nông dân nuôi bò ở xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) nói.

09-19-54_2
Nông dân với phong trào nuôi bò lai 3B.

Ông La O Hóa, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ cho biết: Hiện người dân các thôn Phú Tiến, Phú Giang, Phú Lợi, Phú Hải và Phú Đồng của xã nuôi gần 1.000 con bò lai, chủ yếu giống bò 3B. Bò lai muôi “thúc” bò bằng cháo, bò mau mập nên người dân đang có phong trào nuôi bò lai 3B. Đối với người dân miền núi, bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. 
 

Chăn nuôi truyền thống kết hợp vỗ béo

Thời gian qua, người nuôi bò từ đồng bằng đến miền núi ngoài tận dụng tận dụng rơm, rạ làm thức ăn cho bò bằng phương pháp nuôi truyền thống còn áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp bằng cách nấu cháo nuôi bò.

Bà La Lang Thị Xoa, dân tộc thiểu số Chăm H’ Roi, ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) phân trần: "Vùng này nhà nào nuôi bò cũng có nồi cháo cho bò. Nồi cháo bò nấu bằng rau muống hoặc rau lang trộn với ít gạo và cám. Ngoài các bữa cháo, các gánh cỏ đầy ắp luôn được xếp trong chuồng để bò ăn cả ngày. Chuồng trại luôn được cọ rửa sạch sẽ, đảm bảo môi trường thoáng mát nhằm tránh dịch bệnh cho đàn bò. 

09-19-54_3
Hiện nay, giống bò lai 3B người dân chọn nuôi vì nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt mập to đến đó.

Trước đây sáng nào tôi cũng lùa đàn bò gần 10 con vượt qua 2 cây số chăn thả vùng gò đồi bỏ hoang. Nay thì cả tháng, bà mới lùa thả ăn cho bò khỏi cuồng chân (đứng lâu một chỗ), còn hầu hết nuôi nhốt cho ăn cháo".

Còn ông Nguyễn Văn Hùng một nông dân ở xã An Thọ (huyện Tuy An) cho hay: Cách đây 3 tháng, tôi mua cặp bò 40 triệu đồng (20 triệu đồng/con), nuôi theo phương pháp vỗ béo là nấu cháo cho bò ăn, giờ bán 60 triệu đồng, người buôn bò bớt 400.000 đồng tiền chở (2 con). Nuôi bò lai 3B, thúc bò bằng cháo hơn tháng nuôi bò bung đùi, đổ thịt.

Nhờ đổi mới trong cách thức chăn nuôi bò truyền thống với áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, hiệu quả chăn nuôi bò được nâng lên rõ rệt, vì vậy người dân vùng đồng bằng cũng áp dụng.

Ông Phạm Ngọc Cảnh, một người tham gia vỗ béo bò lai ở xã An Phú (TP Tuy Hòa) cho hay, hiện nay giá thịt bò tăng cao, năm ngoái giá 190.000 nay lên 200.000đồng/kg. Cũng vì vậy con bò bán đứng (ước lượng mua bán) năm ngoái 20 triệu đồng nay nhích lên 23 triệu đồng.

09-19-54_4
Trước đây sáng nào ông Cảnh cũng lùa đàn bò gần 10 con vượt qua 2 cây số chăn thả vùng gò đồi, nay thì nuôi nhốt cho ăn cháo.

"Tôi mua con ghé lai 3B với giá 16 triệu đồng về nuôi vỗ béo bằng cách cho ăn cháo. Sau hơn 3 tháng “thúc” bò bằng cháo, hiện con bò nằm giá 25 triệu đồng, trừ chi phí ban đầu mua giống, đầu tư thức ăn và cả công nhà bỏ ra, còn lời 10 triệu đồng", theo lời ông Cảnh.

Ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có các giống bò lai Brahman, bò lai Limousine, bò lai Charolais và bò lai 3B (Blanc Bleu Belge).

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông triển khai mô hình vỗ béo bò lai tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa với trên 300 hộ chăn nuôi gần 400 con bò. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 20% tiền thức ăn, thuốc thú y, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của mô hình.

Qua quá trình nuôi, mô hình làm căn cứ để đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa hai phương pháp chăn nuôi truyền thống và thâm canh. Từ đó làm cơ sở cho nông dân học hỏi kinh nghiệm và phương pháp làm kinh tế để tự làm giàu cho gia đình.

Thông qua mô hình, hàng trăm hộ chăn nuôi trong tỉnh tham quan, từ đó chuyển từ tập quán chăn nuôi thả rông hoàn toàn sang nuôi theo phương pháp chăn nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm