| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp 'bội tín', người trồng ớt lao đao

Thứ Tư 25/04/2018 , 07:15 (GMT+7)

Tin tưởng lời “hứa suông” của doanh nghiệp, hơn 20 hộ dân thôn Ngụ Phúc và Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang phải ngậm quả “đắng” vì 2,8ha ớt cay chín đỏ đồng nhưng không có ai thu mua.

Tháng 9/2017, thông qua sự giới thiệu của một người quen biết, khoảng 20 hộ dân ở thôn Ngụ Quế, Ngụ Phúc liên kết với Cty TNHH Anh Thôi (Thanh Hóa) trồng ớt cay.

08-56-49_2
Ớt chín đỏ đồng nhưng không có người thu mua

Theo phản ánh của người dân, khi về vận động dân trồng ớt, doanh nghiệp này hứa hẹn xây dựng thành chuỗi sản xuất từ cung ứng giống, ni lông, phân bón đến bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Do chưa có kinh nghiệm trong việc hợp tác sản xuất và tin vào lời hứa của doanh nghiệp nên người dân không đặt nặng vấn đề ký kết hợp đồng. Sau hơn 8 tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chăm chút từng sào ớt, cây trồng mới này cho năng suất khá cao.

Ớt bắt đầu chín, người dân liên hệ với Cty, ngay sau đó, doanh nghiệp Anh Khôi cũng cho người vào thu mua. Tuy nhiên, buồn thay sản lượng Cty bao tiêu chỉ được 8 tạ với giá “bèo” (dao động 5.000 - 6.000 đồng/kg) hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường.

Sau chuyến gom hàng cách đây hơn 1 tháng, Cty Anh Khôi “bặt vô âm tín” đến nay, bỏ mặc nông dân nuốt nước mắt nhìn cả ruộng ớt chín rụng đỏ gốc cây. Chị Nguyễn Thị Phượng, thôn Ngụ Quế xót xa cho biết, gia đình chị làm 2 sào ớt. Đợt 1 vừa qua, Cty vào mua 96kg, nhưng còn nợ tiền. Nay diện tích ớt chín ngày càng nhiều nhưng Cty “bội tín”, không vào thu mua nên chị chỉ còn cách ngắt mỗi ngày một ít đem ra chợ bán mong vớt vát đồng vốn.

“Bình quân đầu tư 1 sào ớt hết khoảng 1,5 triệu đồng. Tuy tính giá trị kinh tế không lớn lắm nhưng chúng tôi không nghĩ lời hứa của doanh nghiệp lại không có trọng lượng như vậy”, một hộ trồng ớt cùng thôn Ngụ Quế nhấn mạnh.

08-56-49_4
Nông dân ngậm quả “đắng” vì tin vào lời “hứa suông” của doanh nghiệp Anh Thôi

Chán nản trước vụ ớt “đắng”, khoảng 1 tháng nay nhiều hộ dân ở Cẩm Vịnh bỏ mặc đồng ớt chín thối. Chị Nguyễn Thị Hòa, thôn Ngụ Quế bảo: “Nhìn ớt chín rụng tôi xót của nên thu hoạch về chất trong nhà, hết làm tương lại đem ra phơi, một số đem ra chợ nhưng cũng rất khó bán. Bây giờ biết chắc là lỗ vốn rồi nhưng chúng tôi vẫn hi vọng phía công ty kịp thời về thu mua diện tích ớt chín còn lại, giá rẻ bao nhiêu bà con cũng chấp nhận. Nếu không thì một thời gian nữa đành phải hủy cây, cải tạo đất để trồng giống cây trồng khác”.

Trưởng thôn Ngụ Quế, ông Nguyễn Trọng Quế cho biết, sau khi Cty về họp bàn, người dân hào hứng bắt tay vào sản xuất. Do tin tưởng Cty nên bà con không đặt nặng vấn đề hợp đồng. Trước tết, Cty Anh Thôi có gửi bản thảo hợp đồng vào cho dân hoàn tất, song vì nhiều lý do nên đến nay vẫn chưa thể ký kết.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh thông tin, vụ đông 2017, chủ trương của xã đối với vùng đất thôn Ngụ Quế, Ngụ Phúc là trồng khoai lang chất lượng cao chứ không phải trồng ớt cay. Thế nhưng, khi Cty Anh Thôi vào đặt vấn đề trồng ớt, nông dân vẫn quyết tâm làm. Xã cũng đã khuyến cáo người dân nên làm hợp đồng cụ thể, ràng buộc giữa từng hộ với doanh nghiệp trên cơ sở đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn không thấy hợp đồng đâu.

“Xã đã liên hệ với Cty, song họ bảo do thời tiết bất lợi nên chưa thể thu mua. Hiện ớt đang vào kỳ chín rộ, trong khi không có cơ sở chế biến nên người dân phải để quả chín rụng ngoài đồng. Nếu sắp tới chờ doanh nghiệp không được, xã sẽ vận động cán bộ, kết nối các nhà hàng “giải cứu” ớt cho người dân. Trước mắt chúng tôi làm công tác tư tưởng, khuyên bà con nếu có đầu ra thì nên bán cho được giá, gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó”, ông Chiến nói thêm.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm