| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đóng tàu 67 nhận sai và cam kết khắc phục

Thứ Năm 11/05/2017 , 07:05 (GMT+7)

Tại cuộc họp, vấn đề vật liệu thép đóng những chiếc tàu cá vỏ thép do Cty Đại Nguyên Dương thực hiện không đúng như trong hợp đồng...

Chiều 10/5, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp với sự có mặt của đại diện Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản), 2 DN đóng tàu là Cty TNHH Đại Nguyên Dương và Cty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu, Sở NN-PTNT Bình Định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Định, lãnh đạo các huyện liên quan và những ngư dân đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của 2 đơn vị đóng tàu nói trên, mới đưa vào hoạt động đã bị xuống cấp trầm trọng.

18-34-30_1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu chủ trì cuộc họp

Trước đó, tại cuộc họp diễn ra vào ngày 5/5, Cty Nam Triệu đã cam kết chi phí toàn bộ để sửa chữa những hư hỏng trên những con tàu do đơn vị này đóng, và hỗ trợ một phần kinh phí trong thời gian tàu của ngư dân nằm bờ do hư hỏng.

Trong khi đó, Cty Đại Nguyên Dương không chấp thuận bất kỳ yêu cầu nào của ngư dân là chủ những chiếc tàu vỏ thép do đơn vị này mới đóng đã bị gỉ sét toàn bộ. Do đó, vào ngày 9/10, Sở NN-PTNT Bình Định đã tổ chức kiểm tra hư hỏng cụ thể từng chiếc tàu vỏ thép do Cty Đại Nguyên Dương đóng để có sơ sở đi đến yêu cầu đơn vị đóng tàu hỗ trợ kinh phí sửa chữa tàu.

Tại cuộc họp vào chiều ngày 10/10, Sở NN-PTNT Bình Định đã báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng những chiếc tàu cá vỏ thép do Cty Đại Nguyên Dương đóng trong ngày 9/10 như sau: Vỏ của cả 5 chiếc tàu vỏ thép do đơn vị này đóng đều đã bị bong tróc, gỉ sét nặng; hệ thống đường van, ống bị gỉ sét, hầm bảo quản thoát nước kém; hầm bảo quản của 5 chiếc tàu đều thoát nước kém, hệ thống lạnh không tốt, 2 tàu có hệ thống lái bị hư hỏng là tàu ông Nguyễn Văn Mạnh và ông Nguyễn Văn Lý.

18-34-30_2
Ông Hà Ngọc Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, vấn đề vật liệu thép đóng những chiếc tàu cá vỏ thép do Cty Đại Nguyên Dương thực hiện không đúng như trong hợp đồng là phải được đóng bằng thép Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, mà lại được làm bằng thép Trung Quốc cũng đã được đặt ra. Đại diện Cty Đại Nguyên Dương thừa nhận việc nhà máy đã thay thế thép Hàn Quốc/Nhật Bản bằng một số thép Trung Quốc MAC A đủ điều kiện đóng tàu và được cơ quan đăng kiểm cho phép.

Tuy nhiên, theo những đại diện chính quyền các địa phương có tàu vỏ thép đóng tại Cty Đại Nguyên Dương, thì việc công ty này tự ý thay đổi vật liệu nói trên là sai hợp đồng, trong khi chưa có ý kiến của các chủ đầu tư (các chủ tàu) là sai quy định, đồng thời yêu cầu đơn vị đóng tàu phải thay mới toàn bộ bằng thép Hàn Quốc như trong hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho ngư dân.

Đại diện Cty Đại Nguyên Dương cam kết sẽ chi phí toàn bộ để đưa những chiếc tàu vỏ thép hư hỏng do công ty này đóng lên đà sửa chữa tại Cam Ranh (Khánh Hòa), đồng thời hỗ trợ mỗi tàu 14 triệu đồng chi phí nhiên liệu để ngư dân đưa tàu vào Cam Ranh sửa chữa.

18-34-30_3
Đại diện Cty Đạo Nguyên Dương thừa nhận dùng thép Trung Quốc đóng thay cho thép Hàn Quốc tại cuộc họp

Một vấn đề khác liên quan đến Cty Đại Nguyên Dương cũng được ngư dân phản ánh tại cuộc họp là tiền thiết kế tàu hàng trăm triệu đồng mà Cty Đại Nguyên Dương bắt các chủ tàu phải trả cũng đã làm nóng hội trường. Giải quyết vấn đề này, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, yêu cầu Cty Đại Nguyên Dương phải trả khoản tiền này lại cho ngư dân.

18-34-30_4
Ngư dân Nguyễn Văn Khỏe ở xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ) bức xúc phát biểu tại cuộc họp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, yêu cầu các DN đóng tàu phải sửa chữa hoàn thành các tàu hư hỏng trong vòng 1 tháng để ngư dân vươn khơi đánh bắt kịp thời vụ; Sở NN-PTNT Bình Định phải chủ trì thuê ngay 1 đơn vị tư vấn độc lập kiểm định lại toàn bộ quá trình đóng tàu có đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng hay không để trình UBND tỉnh, kiểm tra đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của những tàu cá đóng theo Nghị định 67 trong thời gian qua.

 

Xem thêm
Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn có nhiều triển vọng mở rộng nhằm thay thế hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống tại các tỉnh ven biển miền Trung.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.