| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp hỗ trợ lao động địa phương cần cơ chế hỗ trợ

Thứ Sáu 10/11/2023 , 14:43 (GMT+7)

Thanh Hóa Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa mong muốn mở rộng sản xuất để có thêm nguồn lực hỗ trợ các lao động trên địa bàn huyện Thường Xuân.

Công tác đào tạo nghề bắt nguồn từ những tiết học thực hành tại các trung tâm đào tạo nghề. Ảnh: Bảo Thắng.

Công tác đào tạo nghề bắt nguồn từ những tiết học thực hành tại các trung tâm đào tạo nghề. Ảnh: Bảo Thắng.

Tại tiết học thực hành của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, thầy Vy Văn Thao đang hướng dẫn học sinh một số kỹ thuật về lâm sinh, cũng như cách chăm sóc cây giống khi mới trồng xuống đất.

Giữa không khí se lạnh đầu sáng, tiết học trở nên hấp dẫn vì những điều thầy Thao chỉ dạy khá sát với thực tế công việc thường ngày của học sinh. Ngoài thời gian theo học trên lớp, đa số các em đều phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng, chăm sóc quế, hồi - những cây thế mạnh tại huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Em Nguyễn Khánh Duy, học sinh lớp 11 của Trung tâm cho biết, nhà em có vài hecta đồi dẻ. Từ nhỏ, em đã theo gia đình vào trong rừng chơi. Việc chăm bón cây vốn chẳng phải xa lạ. Tuy nhiên, để biết tường tận các khâu trong quy trình thì đây mới là lần đầu em trải nghiệm.

"Em rất yêu những cây hạt dẻ. Em muốn qua các tiết học, biết được kiến thức nhiều hơn để có thể phụ giúp gia đình", em Duy nói.

Những người yêu nông nghiệp như Duy tại huyện Thường Xuân không phải hiếm, nhưng để dũng cảm lựa chọn theo học ngành nghề gắn với thế mạnh địa phương là điều không đơn giản. Theo cô Lê Thị Định, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân, đa số học sinh giờ muốn được học những nghề tạo ra thu nhập trực tiếp, như làm công nhân tại khu công nghiệp.

"Chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, định hướng cho các em ở độ tuổi THPT. Rất mong các em vừa được học văn hóa, vừa sớm có trong tay một chứng chỉ nghề", cô Định chia sẻ.

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi thì có 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trong đó, đa phần đều đang hoạt động cầm chừng do khó tuyển được học viên. Trước đây, vào những năm 2021, 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Trung tâm tại Thường Xuân thậm chí còn diễn ra tình trạng cửa đóng then cài, thiết bị dạy học phủ bụi trắng xóa.

Theo khảo sát, mỗi năm, trên địa bàn huyện Thường Xuân có vài nghìn học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ khoảng một phần ba tới một nửa lựa chọn theo học tiếp vào các trường THPT.  Số còn lại định hướng theo các trường nghề và lựa chọn khác. 

Ông Ngô Trung Kiên đề nghị có những hỗ trợ để địa phương có thêm nguồn lực đào tạo nghề. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Ngô Trung Kiên đề nghị có những hỗ trợ để địa phương có thêm nguồn lực đào tạo nghề. Ảnh: Bảo Thắng.

Nắm bắt được nhu cầu tương đối lớn tại địa bàn, ông Ngô Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thường Xuân mong muốn phối hợp chặt chẽ với các nhà trường và trung tâm giáo dục thường xuyên trong vấn đề đào tạo việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

"Hiện công ty chúng tôi đang sử dụng 300 lao động trên địa bàn huyện Thường Xuân. Chúng tôi mong muốn có nhiều hơn lao động đã qua đào tạo, đó có thể là các em học sinh tốt nghiệp các trường đào tạo nghề. Các em đa số đã biết được các quy trình, hiểu được chế độ quyền lợi chính đáng của người lao động, cũng như nắm bắt được quy trình thao tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh", ông Kiên bày tỏ.

Tuy nhiên, qua quá trình tuyển dụng thực tế tại địa bàn, Phó Giám đốc Công ty Gỗ Thanh Hoa nhận thấy, nguồn lực lao động của địa phương còn một số hạn chế như lực lượng đang bị phân tán, thói quen, truyền thống và nhận thức của bà con. 

Từ năm 2018, Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở xã Luận Thành trên diện tích 5ha. Với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, chuyên sản xuất các mặt hàng ván ép tinh xuất khẩu, đến nay, trung bình mỗi tháng nhà máy sản xuất được 1.000 - 1.500m3 thành phẩm và đều được xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ.

Theo ông Kiên, 100% nguyên liệu sản xuất ván ép là gỗ keo được thu mua của người dân trên địa bàn huyện Thường Xuân. Lao động chủ yếu là người dân xã Luận Thành và một số xã lân cận với mức thu nhập từ 5,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Dự kiến trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất với công suất 3.500 - 4.000m3 gỗ thành phẩm/tháng, đồng thời liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

Để đạt được điều đấy, ông Ngô Trung Kiên đề xuất các cấp, các ngành, chính quyền địa phương có cơ chế hỗ trợ tiêu thụ phụ phẩm của ngành nghề. Ví dụ, trong ngành gỗ là vỏ cây, cành, lá... Nếu giải quyết được, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn thu. "Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từ đó mở rộng thêm quy mô sản xuất và thu hút được nguồn lao động của địa phương", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kiên hy vọng có thêm các chính sách vay ưu đãi và hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư mới công nghệ, nâng cao năng suất, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kết nối, tiêu thụ những sản phẩm có nguồn gốc địa phương.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 9/5/2024: Xăng RON 95 giảm gần 1.500 đồng

Giá xăng dầu hôm nay 9/5/2024 đồng loạt giảm mạnh. Trong đó, giá xăng giảm hơn 1.200 đồng, còn giá dầu giảm từ 160 - 840 đồng (tùy loại).

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.