| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển kinh tế Vùng trọng điểm phía Nam

Thứ Sáu 27/09/2019 , 20:48 (GMT+7)

Các địa phương phải sát cánh, liên kết với nhau để cùng phát triển, để Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là điểm đến của các doanh nghiệp. Từng giọt nước thì rất yếu, nhưng nếu liên kết lại thì sẽ trở thành một đại dương rộng lớn.

Các chuyên gia tham gia phiên thảo luận tại Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Đó là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 27/9, tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM).

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI ) cho biết, Diễn đàn Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là một trong những hoạt động để thúc đẩy triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây cũng là hoạt động cụ thể để triển khai Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế”.

Trong 10 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐ phía Nam luôn giữ mức ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Đây được xem là vùng kinh tế động lực, hội tụ những lợi thế nổi trội cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Mặt khác, đây cũng là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang phát huy lợi thế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành lân cận trong khu vực.

Cũng theo TS Lộc, Vùng KTTĐ phía Nam là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng hàng đầu của cả nước, đồng thời đóng vai trò một cửa ngõ kinh tế và cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới. Khu vực này đang hội tụ những lợi thế nổi trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Tuy nhiên, Vùng KTTĐ phía Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn có dấu hiệu làm cho kinh tế của Vùng có xu hướng chậm lại, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Là Vùng kinh tế lớn nhất cả nước nhưng kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ; chất lượng phát triển đô thị còn thấp, nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đề ra.

Cơ chế, chính sách phát triển Vùng KTTĐ phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá. Mặt khác, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng.

“Thời gian tới, cần thiết lập ngay một hội đồng doanh nghiệp Vùng trên cơ sở liên kết với cộng đồng doanh nghiệp Vùng nhằm xây dựng logistics, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực,… như thế nào. Đồng thời, tích hợp với nhau hình thành chuỗi giá trị tốt, thành cụm công nghiệp, phát huy lợi thế của Vùng như công nghiệp, nông nghiệp, logistic... Để phát huy hơn nữa tiềm năng của Vùng, doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển kinh tế. Các địa phương phải sát cánh, liên kết với nhau để cùng phát triển, để Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là điểm đến của các doanh nghiệp. Từng giọt nước thì rất yếu, nhưng nếu liên kết lại thì sẽ trở thành một đại dương rộng lớn”, TS Lộc nhấn mạnh.

Thông qua Diễn đàn, các chuyên gia hàng đầu kinh tế và khoa học Vùng, các tổ chức đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng gỡ nút thắt, xây dựng các giải pháp tăng cường nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, gia tăng động lực thúc đẩy phát triển Vùng KTTĐ phía Nam.

 

Theo ông Đặng Vũ Trân, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng đòi hỏi ngành nông nghiệp phải sản xuất hàng hóa lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNC trong nông nghiệp, hợp tác liên kết ngành tạo ra chuỗi giá trị bền vững, hiệu quả có giá trị gia tăng cao là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại.

Để làm được những điều đó, cần có những rà soát, đánh giá tổng thể, đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành và khuyến khích đầu tư CNC trong nông nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp phải là “trụ cột”, đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.

“Chính phủ cần đề xuất sớm sửa đổi Luật Đất đai để tạo hành lang pháp lý cho việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Cần thay đổi quan điểm “giữ đất lúa” sang “giữ đất nông nghiệp”.

Đặc biệt, tạo quỹ đất quy mô lớn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư CNC vào nông nghiệp. Mặt khác, Nhà nước cần có cơ chế giao cho các địa phương (cấp tỉnh, thành phố) quy hoạch các khu, vùng nông nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp CNC. Cần ban hành một cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn vào nông nghiệp, đặc biệt có chính sách riêng cho các Vùng KTTĐ”, ông Đặng Vũ Trân đề xuất.

 

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.