| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo ấp trứng chạch lấu bằng công nghệ vi sinh

Thứ Sáu 05/08/2022 , 06:03 (GMT+7)

An Giang Nông dân An Giang đã triển khai thành công mô hình cho sinh sản và ứng dụng công nghệ vi sinh trong ấp trứng cá chạch lấu gắn kết với bảo vệ môi trường.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá chạch lấu đang phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá chạch lấu đang phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá chạch lấu thương phẩm đang phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL. Đây là đối tượng mới đã trở thành món ăn đặc sản có mặt ở các nhà hàng quán ăn lớn, trong thịt cá chạch lấu giàu dinh dưỡng đã mang lại giá trị kinh tế cao trên thị trường

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục. Vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá chạch lấu là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.

Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt từ 150 - 250gram/con, dài 18 - 25cm, sau 2 năm nuôi đạt 450 - 500 gram, dài 35 - 40cm. Chúng thành thục và sinh sản sau 2 - 3 năm. Con đực thường lớn hơn con cái, tuy cùng lứa tuổi. Con cái có sức sinh sản 4.500 - 7.500 trứng/lần, trứng có kích thước nhỏ, màu vàng. Cá thường sinh sản vào mùa mưa lũ, nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9, nơi sinh sản là hang hốc, khe đá ngầm ven sông suối.

Để phát triển cá thương phẩm, trước nhất đồi hỏi giống cá chạch lấu này phải có nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng từ đó sẽ giúp người nuôi đạt chất lượng cao, đảm bảo nguồn lợi nhuận cho người nuôi.

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 3 năm qua, ông Nguyễn Bá Sang, ở xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình cho sinh sản và ứng dụng công nghệ vi sinh trong ấp trứng cá chạch lấu và gắn kết bảo vệ môi trường. Đây là mô hình được ngành thủy sản An Giang đánh giá cao.

Ông Nguyễn Bá Sang chia sẻ: Trước đây gia đình sống chủ yếu với nghề sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại địa bàn xã Phú Thuận, một vùng trọng điểm của huyện Thoại Sơn về nuôi thủy sản. Đặc biệt, nơi đây phát triển mạnh tôm càng xanh, lươn không bùn công nghệ cao, nuôi cá chạch lấu trong ao.

Bản thân ông luôn tìm hiểu và tiên phong ứng dụng các mô hình mới để nâng cao giá trị kinh tế, trong đó cá chạch lấu, một đối tượng nuôi mới và có nhiều tiềm năng. Hiện gia đình có trại giống đang thực hiện mô hình chuỗi sản xuất từ cá bột đến cá giống, trong đó khâu nuôi vỗ cá bố mẹ chạch lấu và cho sinh sản là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng và tỷ lệ sống của cá giống.

Cá chạch lấu bố mẹ được lấy từ 2 nguồn: Cá sông và cá thịt trong ao, theo tỷ lệ nhất định nhằm tránh gây ra hiện tượng phối giống cận huyết làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá, làm cá dễ bị dị hình, dị tật. Cá mẹ phải nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, độ đạm dao động từ 40 - 42%.

Vuốt bụng lấy trứng cá chạch lấu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vuốt bụng lấy trứng cá chạch lấu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá chạch lấu nuôi vỗ từ 3 - 4 tháng bắt đầu cho sinh sản. Trong khâu sinh sản thì kỹ thuật ấp trứng cá chạch lấu là quan trọng, việc loại nấm thủy mi ăn trứng cá là khâu khó khăn và đòi hỏi nhiều yếu tố mới mang lại tỷ lệ nở cao. Để ấp trứng cá chạch lấu đạt tỷ lệ cao, ông Sang đã áp dụng quy trình sử dụng vi sinh để ức chế nấm thủy mi ở giai đoạn ấp trứng.

Theo ông Sang, ngoài nguồn nước ấp trứng cá chạch lấu ra, sau khi được lắng lọc sạch tiến hành sát khuẩn nước, sục khí nước trong 12 giờ để loại bỏ các vi sinh vật trong nước và phân hủy lượng chất sát khuẩn còn lưu tồn. Sau đó tiến hành ấp chủng vi sinh Bacillus subtilis trong 3 giờ ở môi trường có  nhiệt độ 290C, độ mặn 50/00, mật độ ấp 10 gram/20 lít nước.

Sau đó cho vi sinh tự nhân bản phát triển lên thì thả hết vào bể nước ấp trứng. Trứng cá sau khi thụ tinh xong, đưa vào bể ấp với điều kiện trên thì tỷ lệ nở cao hơn từ 10 - 20% so với cách làm trước đây. Trung bình tỷ lệ thụ tinh là 85%, tỷ lệ cá nở từ 70 - 75%.

Áp dụng phương pháp này thì thời gian nấm thủy mi tấn công trứng cá bị hạn chế lại, mức độ bùng phát nấm không cao trong quá trình ấp trứng, nguồn nước ấp trứng trong và sạch hơn hạn chế thay nước và ít sử dụng nước trong quá trình ấp giảm sử dụng nước xuống 20%. Từ đó, giảm chi phí đầu tư, giảm thải nguồn nước ra môi trường, ít tác động ô nhiễm môi trường xung quanh.

“Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chất lượng cá bột khỏe mạnh, ít dị hình, dị tật, cá hương cá giống có tỷ lệ sống cao, cá ít bị nhiễm bệnh và tốc độ phát triển nhanh từ đó làm tăng thêm năng suất và giá trị sản phẩm của cá chạch lấu", ông Sang khẳng định.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.