| Hotline: 0983.970.780

Thanh niên khởi nghiệp nuôi cá chạch lấu thành tỷ phú

Chủ Nhật 19/07/2020 , 08:46 (GMT+7)

Anh Trần Thanh Hùng (36 tuổi, quê xã Đông Phước, huyện Châu Thành, Hậu Giang) khởi nghiệp thành công với con cá cảnh và cá chạch lấu.

Trần Thanh Hùng có bằng Kỹ sư Thủy sản. Lúc khởi nghiệp anh nuôi cá cảnh. Sau đó chuyển sang nuôi cá chạch lấu, chủ yếu là sản xuất con giống. Ba năm nay, cơ sở anh chuyên ép, ươm và cung cấp cá bột và cá giống đủ kích cỡ cho người nuôi trên khắp cả nước.

Cơ ngơi nuôi cá chạch lấu của anh Trần Thanh Hùng. Ảnh: Thành Hiệp.

Cơ ngơi nuôi cá chạch lấu của anh Trần Thanh Hùng. Ảnh: Thành Hiệp.

Với diện tích ban đầu là 1.000 m2 mặt nước, hiện nay tăng lên 2 ha gồm 40 ao (bể đất lót bạt) cá thịt và nhiều bể xi măng ươm cá giống. Anh đã xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống bể nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Anh chia sẻ, thời gian đầu gặp nhiều khó khăn nhất định vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, nhưng bằng ý chí quyết tâm, ham học hỏi, từng bước khắc phục vươn lên nên đã vượt qua những chặng đường gian nan, cuối cùng anh đã thành công mỹ mãn.

Là một thanh niên có trình độ khoa học kỹ thuật lại có tầm nhìn xa nên trong quá trình lập nghiệp, anh luôn theo dõi thị trường để sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng. Theo anh, kỹ thuật nuôi cá chạch lấu cho đẻ rất khó, đòi hỏi nhiều công phu tỉ mỉ, nhất là giai đoạn thuần dưỡng cá bố mẹ thành thục trước khi sử dụng thuốc kích thích vuốt lấy trứng. Trứng cá được đặt trên một tấm vỉ lưới trong bể xi măng và sục khí liên tục 24/24 giờ. Sau  6 ngày trứng mới nở thành cá bột.

Anh Hùng theo dõi đàn cá chạch lấu mới thả nuôi. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Hùng theo dõi đàn cá chạch lấu mới thả nuôi. Ảnh: Thành Hiệp.

Tuy vất vả nhưng với lòng tự tin, anh đã kiên trì học hỏi và thử nghiệm nhiều lần. Để đạt năng suất chất lượng cao, lúc đầu anh phải lên tận vùng biên giới Campuchia chọn cá bố mẹ về làm con giống. Qua nột thời gian trải nghiệm, hiện nay trong ao anh đã dự trữ gần 2 tấn cá bố mẹ, đủ cung cấp con giống cho khách hàng ở các tỉnh ĐBSCL, một số tỉnh miền Trung và miền Bắc. Cá chạch lấu hàng năm đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Vào thời điểm nầy, mỗi tháng bình quân anh sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá giống, giá bán mỗi con từ 7.000đ – 15.000đ/con tùy kích cỡ.

Anh Trần Thanh Hùng cho biết, quá trình thuần dưỡng cá bột rất công phu. Lúc còn cá bột anh cho ăn trứng nước. Sau 10 ngày tuổi cho ăn trùn chỉ. Khí cá lớn 7 - 8 cm mới bắt đầu cho ăn thức ăn. Thời gian dưỡng cá bột mất 2 tháng 10 ngày mới bắt đầu giao cho khách hàng.      

Riêng cá thương phẩm phải mất 10 tháng mới đạt trọng lượng 500 gr/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi, cá càng lớn giá bán càng cao. Trước đây cá chạch lấu thịt có giá từ 300.000 – 350.000đ/kg, nhưng từ khi dịch Covid – 19 đến nay giá giảm xuống còn 290.000đ/kg.

Anh Hùng kiểm tra đàn cá chạch lấu 6 tháng tuổi. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Hùng kiểm tra đàn cá chạch lấu 6 tháng tuổi. Ảnh: Thành Hiệp.

Từ hiệu quả lao động cần cù và sáng tạo, sau khi trừ hết các chi phí, bình quân mỗi năm anh còn lời trên 1,5 tỷ tiền bán cá giống và cá thịt, chủ yếu là cá giống, vì cá lớn để thuần dưỡng thành cá bố mẹ. Hiện nay, anh đang mở rộng thêm diện tích nuôi cá thương phẩm gồm 5 bể đất lót bạt, mỗi bể rộng 225 m2, ước tính sẽ thu hoạch 5 tấn cá thịt có trọng lượng từ 350 – 500gr/con. Nếu bán ngay anh sẽ lời trên 1,2 tỷ.

Trước đây anh Hùng là bí thư chi đoàn Ấp, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, nay là một Đảng viên gương mẫu. Nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành, luôn phát huy sức trẻ, lao động hết mình và đi đầu trong học tập, làm theo lời Bác Hồ dạy.

Năm 2015 anh đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Năm 2017 được Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương và UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen. Mới đây, mô hình của anh được nông dân và các ban ngành tỉnh Hậu Giang đến tham quan, khen tặng.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm