| Hotline: 0983.970.780

Đọc thông tin bào bì để mua phân bón đúng chất lượng

Thứ Ba 23/01/2018 , 07:35 (GMT+7)

Ngoài việc phân biệt Kali thật giả bằng nước mà Báo NNVN đã giới thiệu ở bài viết đầu tiên của Chuyên mục “Nhà nông thông thái” ra ngày 9/1, bà con nông dân còn có thể phân biệt Kali thật giả bằng cách đọc thông tin sản phẩm trên bao bì.

Mập mờ thông tin, ký hiệu

Sở dĩ bà con cần đọc kỹ thông tin sản phẩm trên bao bì, là bởi trên thị trường phân bón, từ nhiều năm nay, đã xuất hiện tình trạng nhiều đơn vị sản xuất phân bón cố tình sử dụng những bao bì với những ký hiệu, thông tin… dễ gây nhầm lẫn với những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng, được nông dân tin dùng.

img-20180122-150017150749694
Vỏ bao Kali của Vinacam và ruột PE màu hồng chống giả

Chẳng hạn, trên thị trường Kali, nông dân rất ưa chuộng Kali một con rồng (Kali hiệu “Nhất long”) và Kali hiệu “Hai con rồng” được Vinacam nhập khẩu từ Israel và đóng gói bởi nhãn hiệu bao bì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, với hàm lượng Kali 61% (K2O hữu hiệu 61 -63%).

Dựa vào yếu tố này, nhiều đơn vị kinh doanh sản xuất phân bón khác đã sử dụng hình ảnh tương tự giống con rồng trên sản phẩm của mình, khiến bà con lầm tưởng đây là sản phẩm do Vinacam phân phối.

Ngoài ra, còn có sự nhầm lẫn giữa hàm lượng đơn chất so với hàm lượng tổng hợp các chất. Ví dụ: Kali Israel 61% do Vinacam nhập khẩu khi phân tích thành phần có hàm lượng K2O hữu hiệu là 61%. Nhưng trên thị trường còn có nhiều sản phẩm khác ghi bao bì Kali Silic hoặc Kali CaO 61% với quảng cáo: Nguyên liệu Israel, chất lượng Israel hay công nghệ Israel nhưng K2O hữu hiệu chỉ là 30 - 31%, còn lại là Silic hoặc các chất khác.

Nhiều cơ sở đang sử dụng bao bì phân bón mà thông tin trên đó dễ gây nhầm lẫn về thành phần dinh dưỡng. Ví dụ, một sản phẩm mặt trước ghi "phân bón cao cấp 9-6-4", khiến cho nông dân nghĩ rằng phân bón đó có hàm lượng đạm (N) là 9%, lân (P) 6% và kali (K20) 4%. Nhưng sau bao bì, lại ghi "phân bón trung lượng" với hàm lượng đăng ký: N 0,9%; P 0,6%; K20 0,4%.

Như vậy, hàm lượng đăng ký của sản phẩm phân bón này thấp hơn tới 10 lần so với những ký hiệu ghi ở mặt trước. Phân Urea là loại phân có hàm lượng N tối thiểu từ 46%. Tuy nhiên, một số cơ sở trộn lẫn Urea với SA (hàm lượng N chỉ 20 - 21%), nhưng bao bì vẫn ghi là Urea.

Thông tin trên nhiều bao bì sản phẩm phân bón còn gây nhầm lẫn về xuất xứ. Chẳng hạn, trên nhiều bao bì sản phẩm, có in dòng chữ sản xuất theo công nghệ của Mỹ, công nghệ Canada, công nghệ hay công nghệ  Korea… Hoặc ghi “Tiêu chuẩn chất lượng Mỹ”, “Tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản”…

Những thông tin trên dễ khiến cho bà con nông dân lầm tưởng đó là phân bón nhập khẩu từ những nước nói trên, nhưng thực tế xuất xứ hàng hóa lại là các nước khác hoặc sản xuất trong nước.
 

Nhận diện Kali Israel của Vinacam qua bao bì

Chính vì các yếu tố trên, để đảm bảo mua hàng đúng chất lượng, khi đi mua phân bón, bà con cần xem thật kỹ từng hình ảnh, thông tin trên bao bì, ở cả mặt trước và mặt sau. Qua đó, có thể nhận ra đâu là sản phẩm thật, đâu là sản phẩm nhái, ăn theo, đâu là hàng giả, đâu là sản phẩm có sự mập mờ thông tin để đánh lừa người mua...

Riêng về phân Kali Israel, theo các kỹ sư của Tập đoàn Vinacam, sản phẩm do Vinacam nhập khẩu, phân phối, đều được đóng gói trong những bao bì in hình con rồng. Cụ thể: Kali miểng đóng gói trong những bao bì in hình 1 con rồng hiệu Nhất Long (nông dân quen gọi là Kali 1 rồng); Kali hạt nhỏ đỏ được đóng gói trong bao bì in hình 2 con rồng (hiệu “Hai con rồng”).

Ngoài các kỹ thuật và nhận diện chống giả tinh vi khác thì nổi bật, hàng của Vinacam được đóng trong ruột bao PE màu hồng đặc trưng, không thể tái sử dụng. Để làm được loại vỏ ruột này đòi hỏi chi phí và công nghệ cao, được Vinacam ủy nhiệm sản xuất độc quyền với Cty CP Trung Đông (Biên Hòa, Đồng Nai). Đây là bước đột phá trong thiết kế bao bì của Vinacam để giúp bà con tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bằng chứng là từ khi sử dụng công nghệ này đến nay, chưa ghi nhận thấy sản phẩm phân bón Kali Israel giả nào trên thị trường toàn quốc. Từ tháng 4/2017, trên tất cả các sản phẩm phân bón nhập khẩu khác, Vinacam đã triển khai đóng gói hàng loạt ruột bao PE màu hồng để chống giả. Với tất cả các thông tin trên và chỉ dẫn trên bao bì, nếu có bất cứ nghi ngờ nào về sản phẩm của Vinacam, bà con có thể liên hệ trực tiếp theo số 028.3825 0322 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Như vậy chắc chắn bà con sẽ không bị mua nhầm hàng giả.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm