| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới nghiên cứu khoa học nông nghiệp: Cần chú trọng đầu tư nghiên cứu cơ bản

Thứ Tư 10/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản sẽ giúp Viện Lúa ĐBSCL tự chủ hơn trong công tác chọn tạo giống và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giống lúa của Viện Lúa ĐBSCL đã lan tỏa và chiếm lĩnh diện tích rộng lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày nay. Ảnh: Quỳnh Chi.

Giống lúa của Viện Lúa ĐBSCL đã lan tỏa và chiếm lĩnh diện tích rộng lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày nay. Ảnh: Quỳnh Chi.

Trong quá trình phát triển của Viện Lúa ĐBSCL, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác chọn tạo giống lúa đã mang lại những thành tựu đáng kể. Viện Lúa ĐBSCL khởi đầu với rất ít tài nguyên, nhưng nhờ vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và gửi cán bộ đi trao đổi kiến thức, tiếp nhận các công nghệ mới, Viện đã từng bước áp dụng phương pháp lai tạo kết hợp với công nghệ đột biến.

Theo thời gian, Viện tiếp tục phát triển công nghệ nuôi cấy mô, chỉ thị phân tử, công tác chọn lọc gen và cả chỉnh sửa gen. Từ những tiến bộ khoa học kỹ thuật này, Viện đã sàng lọc và chọn được các giống lúa phổ biến, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Sự kết hợp giữa phương pháp lai tạo truyền thống và chỉ thị phân tử đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác chọn tạo giống. Điều này không chỉ giúp Viện xác định được các đặc tính quan trọng mà còn giảm thiểu thời gian cần thiết so với phương pháp truyền thống.

Nhờ những thành tựu này, giống lúa của Viện đã lan tỏa và chiếm lĩnh diện tích rộng lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày nay.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch cho rằng, cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản để tạo ra những bước tiến mới trong khoa học về lúa gạo. Ảnh: Quỳnh Chi.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch cho rằng, cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản để tạo ra những bước tiến mới trong khoa học về lúa gạo. Ảnh: Quỳnh Chi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học chủ yếu là áp dụng và tiếp nhận các tiến bộ khoa học từ quốc tế để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Các giai đoạn tiếp nhận miễn phí hoặc tự nỗ lực đã dần cạn kiệt. Do đó, cần có sự đầu tư sâu hơn vào nghiên cứu cơ bản để nâng cao năng lực tự nghiên cứu.

Hiện nay, để hiểu rõ một tính trạng, chúng ta cần phân tích nguồn gen và cơ sở dữ liệu, đây là điều mà chúng ta đang đối diện với sự thiếu hụt. Trong tương lai, thay vì tập trung vào các nghiên cứu ứng dụng, chúng ta cần đầu tư vào các nghiên cứu cơ bản để tạo ra những bước tiến mới.

Các nghiên cứu ứng dụng của Viện đến nay vẫn có thể kết hợp với các doanh nghiệp và địa phương để sản xuất ra những sản phẩm thực tiễn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản để tạo ra những khám phá mới, nghiên cứu sâu hơn và áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu.

Việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản sẽ giúp Viện Lúa ĐBSCL và ngành nông nghiệp Việt Nam tự chủ hơn trong công tác chọn tạo giống và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đối với việc liên kết, hợp tác và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Lúa ĐBSCL đã trải qua giai đoạn chuyển từ mô hình bao cấp sang mô hình tự chủ. Hiện nay, cùng với các đơn vị công lập khác trên toàn quốc, Viện hướng đến mô hình tự chủ tài chính.

Ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn tạo giống lúa là điểm sáng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn tạo giống lúa là điểm sáng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Một vấn đề quan trọng cần được đặt ra là cách thức chuyển giao kết quả nghiên cứu. Trước đây, việc quản lý về sở hữu trí tuệ và tác quyền giống không được chú trọng nhiều. Công tác nghiên cứu chủ yếu do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện với nguồn ngân sách nhà nước. Hợp tác công - tư đã mở ra cơ hội mới, với sự tham gia ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế và xã hội.

Công tác chuyển giao đã bắt đầu đi theo hướng thay đổi, Viện cũng từng bước thích ứng với xu hướng này. Ngày nay, không còn mô hình chuyển giao giống thủ động cho các cơ quan chính quyền địa phương như trước đây. Thay vào đó, chúng tôi chuyển giao giống thông qua các hình thức hợp tác mới, với sự tham gia của nhiều bên liên quan trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL đã thay đổi cách lựa chọn sản phẩm để chuyển giao, chọn những sản phẩm phù hợp và gần gũi với thực tiễn sản xuất để giới thiệu ra sản xuất. Để được doanh nghiệp tiếp nhận, sản phẩm phải mang lại giá trị ứng dụng cao, giải quyết được các vấn đề thực tiễn và có tiềm năng thương mại hóa.

Ngày 10/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn đàn kết nối các sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Diễn đàn.

Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, các viện nghiên cứu, các trường trực thuộc Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức quốc tế… liên quan đến ngành nông nghiệp.

Diễn đàn được tổ chức theo dạng hỏi - đáp, trả lời trực tiếp các câu hỏi mà các đại biểu quan tâm, các phóng sự giới thiệu về chủ trương, chính sách của Bộ NN-PTNT trong việc khuyến khích nghiên cứu, đổi mới KHCN và những kết quả đạt được, giới thiệu các điển hình đã và đang chuyển giao thành công sản phẩm KHCN vào sản xuất.

(ghi)

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.