| Hotline: 0983.970.780

Đông Hải: Phát triển kinh tế biển gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ Bảy 13/02/2021 , 10:47 (GMT+7)

Đông Hải (Bạc Liêu) xác định phát triển kinh tế biển gắn với xây dựng nông thôn mới là mục tiêu chiến lược quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Với bờ biển dài 23 km, với hai cửa lớn là Gành Hào và Cái Cùng huyện Đông Hải có tiềm năng lớn trong đánh bắt thủy sản. Ảnh: Trọng Linh.

Với bờ biển dài 23 km, với hai cửa lớn là Gành Hào và Cái Cùng huyện Đông Hải có tiềm năng lớn trong đánh bắt thủy sản. Ảnh: Trọng Linh.

Là huyện ven biển nằm ở phía Nam Quốc lộ 1A, huyện có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên hơn 52.300 ha, chiếm khoảng 21% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu. Huyện Đông Hải có bờ biển dài 23 km, với hai cửa lớn là Gành Hào và Cái Cùng thông ra biển.

Đông Hải có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và phát triển năng lượng cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái ven biển và năng lượng sạch. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu, huyện Đông Hải có vai trò hết sức quan trọng, qua đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Nghề làm muôi của ở Đông Hải vừa được đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Phan Thanh Cường.

Nghề làm muôi của ở Đông Hải vừa được đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Phan Thanh Cường.

Ông Tô Minh Đương, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết:  Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Huyện ủy về xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2020. Đến nay, huyện có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, nhiều công trình hạ tầng quan trọng ở nông thôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới như: Hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, hệ thống cấp nước sạch.

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển cũng đang dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Nhờ đó, đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trong những năm gần đây.

Nếu như năm 2011 thu nhập bình quân chung của Đông Hải đạt gần 20 triệu đồng/người/năm, đến nay đã đạt trên 57 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo cũng đã từ 25,08% giảm xuống còn dưới 1% theo chuẩn nghèo đa chiều. Bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, cảnh quan nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp, thu nhập người dân nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Để đạt được những kết quả trên là sự vào cuộc hết sức quyết tâm của cả hệ thống Chính trị cùng với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì huyện Đông Hải vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cho biết: Một số xã chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cần chú trọng hơn đến phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo, nhất là phát huy được thế mạnh và xác định sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng NTM là cả một quá trình lâu dài, do đó cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm