| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Hàng ngàn tấn cá bị chết và cuốn trôi

Chủ Nhật 11/08/2019 , 16:02 (GMT+7)

Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên thượng nguồn dâng cao buộc thủy điện Đồng Nai phải xả lũ khiến gần 1.000 căn nhà bị ngập, 1 người dân bị mất tích, hàng ngàn tấn cá chết và cuốn trôi. 

Sáng 11/8, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai cùng với người dân 2 huyện Định Quán và Tân Phú vẫn đang khẩn trương triển khai khắc phục thiệt hại sau trận lũ lịch sử vừa xảy ra.

Nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai,  do mưa lớn phía thượng nguồn sông Đồng Nai, cùng với thủy điện Đồng Nai 5 và thủy điện Đăk Kar xả nước xuống hạ lưu đã khiến nhiều xã thuộc hai huyện Tân Phú và Định Quán ngập sâu.

Đến nay, cơ quan chức năng địa phương đã di dời 869 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nước lũ cũng làm ngập gần 1.600 ha đất nông nghiệp; một người bị mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy...

Nhiều người dân chưa hết bàng hoàng sau trận lũ lịch sử.

Bà Nguyễn Thị Thanh Yên, Phó Bí thư huyện Định Quán, cho biết: “Trận lũ lịch sử này đã khiến hàng chục bè cá (khoảng hơn 4.600 tấn cá) của người dân dọc sông Đồng Nai bị chết và cuốn trôi. Chúng tôi đang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và tìm biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hộ nuôi bị thiệt hại do thiên tai”.

Vớt cá chết trong lồng bè.

Theo thống kê, huyện Định Quán có 4 xã ảnh hưởng do mưa lũ bao gồm: xã Phú Vinh, Phú Tân, Thanh Sơn và xã Ngọc Định. Thiệt hại nặng nhất là xã Thanh Sơn, với 14 bè cá của người dân nuôi trên sông bị lũ cuốn trôi, 224 dèo nuôi cá bị ảnh hưởng, khiến gần 3.600 tấn cá bị chết và trôi thoát ra sông; 430 bao cám thức ăn cho cá bị hư hại. Thống kê ban đầu, thiệt hại do lũ tại xã Thanh Sơn mất khoảng 140 tỷ đồng.

Tương tự, trên địa bàn huyện Tân Phú có gần 600 tấn cá bị chết, 58 dèo nuôi cá của 14 hộ dân bị trôi; 1 phà chở cám bị lật làm trôi 200 bao cám. Ước tính ban đầu thiệt hại khoảng 55 tỷ đồng.

Mặc dù cá sống đem ra chợ bàn nhưng giá rẻ bèo.

Theo người nuôi cá bè tại huyện Định Quán, do nước lũ đột ngột tràn về, khiến bà con trở tay không kịp. Dòng nước chảy xiết đã làm cho nhiều bè cá bị vỡ, có nơi người dân phải cắt thả cả dèo cá để giữ lại bè.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, chủ một bè cá tại xã Thanh Sơn xót xa: “Khoảng hơn 100 tấn cá diêu hồng, cá lăng của gia đình tôi đã trôi sông nước, hầu như chẳng còn gì, trắng tay cả rồi”.

Theo bà Loan, gia đình bà đang gặp khó khăn vì mới đầu tư nuôi cá bè khoảng 2 năm nay, đa số vốn liếng đầu tư đều vay mượn nên bây giờ không biết xoay xở ra sao vì thiệt hại trắng.

Cá chết khiến nhiều hộ nuôi bị thiệt hại trắng tay.

Cùng hoàn cảnh, 2 ngày qua gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc cũng phải bỏ mọi công việc để “tiếp sức mùa lũ”, mải miết ngồi chợ bán cá giúp cho bà con họ hàng có các bè cá bị thiệt hại do lũ.

Bà Ngọc cầm những con cá trên tay nói: “Mới chỉ tuần rồi thương lái xuống bè trả được gần 40.000 đồng/kg cá diêu hồng, ấy thế mà giờ cá vừa vớt lên vẫn sống nhưng bán chưa được 10.000 đồng/kg. Cá chết thì đành đổ bỏ vì không có người mua. Hai ngày nay, tôi bán cả chục tạ cá nhưng thu về chỉ được vài ba triệu đồng trong khi chỉ tính tiền đầu tư 80 bè cá của anh em bà con nhà tôi đã hơn 20 tỷ đồng”.

Tiếp tục cá vẫn chết trong các lồng bè 

Ghi nhận của PV NNVN, những ngày qua sau khi lũ rút, nhiều người dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai vẫn đang còn rất lo lắng vì hiện tại nước sông vẫn đục ngầu, cá ở các bè vẫn tiếp tục chết dần. Nhiều chủ bè muốn bán cá để hạn chế rủi ro nhưng vì giá cá sống hiện quá rẻ bèo, chỉ có 10-15.000 đồng/kg, nhưng cũng rất khó tìm được thương lái ghé mua.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất