| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai ứng dụng công nghệ của Nhật Bản để cải thiện 'sức khỏe' đất

Thứ Tư 21/08/2024 , 19:00 (GMT+7)

Ngày 21/8, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ SOFIX của Nhật Bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tham dự hội thảo có hơn 130 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, các chuyên gia, doanh nghiệp, các tập thể, cá nhân đang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

SOFIX được tạm hiểu là chỉ tiêu của độ phì nhiêu của đất. "Cha đẻ" của công nghệ SOFIX là giáo sư Kubo Motoki, đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản). Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, mang tính đột phá trong trong vấn đề sức khỏe đất, giúp đề xuất phân bón nhằm nâng cao độ phì đất và nâng cao năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.

Giáo sư Kubo Motoki chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ SOFIX trong canh tác hữu cơ. Ảnh: Lê Bình.

Giáo sư Kubo Motoki chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ SOFIX trong canh tác hữu cơ. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai tuy là tỉnh công nghiệp nhưng rất quan tâm phát triển nông nghiệp. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên gần 5.900km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 79% (462.000ha). Tỉnh có đất canh tác nông nghiệp phong phú, với nhiều loại đất tốt, đặc biệt là đất đỏ bazan thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai cho biết, thời gian qua, tỉnh quan tâm phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế xuất khẩu như cao su, tiêu, điều, cà phê... Do đó, tỉnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến sự bền vững mà trọng tâm là sản xuất theo hướng hữu cơ.

"Nền nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, canh tác vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trực giác nên rất khó đạt được năng suất ổn định", ông Võ Văn Phi cho hay.

Chia sẻ tại hội thảo, giáo sư Kubo Motoki thông tin, công nghệ SOFIX đã được triển khai hiệu quả ở Nhật Bản nhiều năm qua, áp dụng trên nhiều loại cây trồng. "Việc canh tác hữu cơ theo công nghệ SOFIX cho năng suất tương đương hoặc cao hơn canh tác hóa học, giảm chi phí sản xuất bằng việc giảm lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Đồng thời, chất lượng nông sản cũng tăng lên", giáo sư Kubo Motoki cho hay.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Bình.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Bình.

Trong canh tác nông nghiệp của Nhật Bản, công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất SOFIX lâu nay đã góp phần giúp hài hòa vật liệu hữu cơ và vi sinh vật, tạo vật liệu hữu cơ tại chỗ trong vòng tuần hoàn. Chính vì thế, công nghệ này đã góp phần tái sản xuất và thân thiện với môi trường, cơ sở dữ liệu SOFIX nhằm cải thiện lĩnh vực nông nghiệp.

Nhật Bản đặt ra mục tiêu phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới. Do đó, việc chia sẻ kiến thức về nông nghiệp hữu cơ cho nông dân Đồng Nai nói riêng cũng là điều mà các nhà khoa học Nhật Bản rất mong muốn. Giáo sư Kubo Motoki cũng rất mong muốn sớm được chuyển giao công nghệ SOFIX trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản cho tỉnh Đồng Nai.

Trước đó, vào tháng 11/2023, đoàn công tác của Đồng Nai đã có chuyến tham quan và làm việc tại Đại học Ritsumeikan về ứng dụng công nghệ SOFIX trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu để nông sản Đồng Nai đạt chất lượng, an toàn, đáp ứng tốt tiêu chuẩn của thị trường thế giới.

Giáo sư Kubo Motoki (thứ 2 từ phải sang) lấy mẫu đất tại huyện Vĩnh Cửu để phân tích, giúp cải thiện độ phì đất, nâng cao chất lượng nông sản. Ảnh: Lê Bình.

Giáo sư Kubo Motoki (thứ 2 từ phải sang) lấy mẫu đất tại huyện Vĩnh Cửu để phân tích, giúp cải thiện độ phì đất, nâng cao chất lượng nông sản. Ảnh: Lê Bình.

Để hiện thực hóa điều này, ngành nông nghiệp Đồng Nai đang ưu tiên nhân rộng các mô hình điểm, nhân tố mới về nông nghiệp hữu cơ, động viên những người tham gia mới. Đồng Nai kỳ vọng sẽ hình thành một đội ngũ chất lượng làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong tất cả các mảng để đạt được những kết quả theo kỳ vọng của UBND tỉnh.

Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai đã chỉ đạo, giao Sở NN-PTNT phối hợp với sở, ngành và UBND huyện Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch thử nghiệm công nghệ SOFIX trên cây sầu riêng và bưởi đã lựa chọn.

Đây cũng là hai địa phương mà giáo sư Kubo Motoki đã trực tiếp lấy mẫu đất để đưa về Nhật Bản phân tích, đưa ra những đánh giá về hàm lượng, chỉ tiêu trong đất. Trên cơ sở đó góp phần cải thiện độ phì của đất, nâng cao chất lượng nông sản.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất