| Hotline: 0983.970.780

Đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Thứ Hai 11/12/2017 , 09:25 (GMT+7)

Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, nhiệm vụ quản lý nguồn lợi thủy sản từ trước đến nay chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn lực nhà nước nên không thể thành công. 

Trước vấn đề này, yêu cầu vô cùng bức thiết cần phải phát huy được quyền của các tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

“Đồng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản” là nội dung chính của Hội nghị quốc gia vừa được tổ chức tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

23-12-18_1
Hội nghị hướng đến vấn đề nâng cao vai trò của người dân trong quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Ảnh: Mạnh Tuấn)

“Đồng quản lý” là phương thức quản lý trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó các thành viên tự nguyện tham gia cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý. Đây được cho là cách thức tốt nhất, con đường ngắn nhất để người dân tham gia, khai thác có trách nhiệm và nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi sinh thái, nguồn lợi thủy sản.

Theo quy định thì hiện nay trong vấn đề quản lý nguồn lợi thủy sản, ngư dân có đến 6 quyền, nhiều hơn quyền của nhà nước (4 quyền). Lần đầu tiên trong việc quản lý, tổ chức cộng đồng ngư dân được trao rất nhiều quyền lợi. Có thể kể đến các quyền như tổ chức nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thậm chí là cả du lịch giải trí hay các hoạt động khác gắn với thủy sản, gắn với nguồn nước.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn, Tổng cục Thủy sản, thì quyền này vô cùng quan trọng. Khi đó, người dân có thể tự ban hành quy chế, phương án bảo vệ, quy định mùa vụ, thời gian khai thác, kích cỡ mắt lưới, số lượng, sản lượng cho phép khai thác ở vùng đó làm sao để thực hiện được mục tiêu tối thượng là nguồn lợi được bảo vệ, được tái tạo, phát triển một cách bền vững trong thời gian tới và sinh kế của cộng đồng được tăng lên.

Trên cả nước đã có 18 địa phương thực hiện các mô hình thí điểm đồng quản lý với mỗi mô hình có đối tượng, phạm vi, cách thức khác nhau và tất cả đều mang lại hiệu quả rất cao. Các vùng biển dùng để thực hiện các mô hình này bản thân đã là các bãi đẻ, bãi giống, vùng đa dạng sinh thái nhưng bị khai thác cạn kiệt. “Nếu người dân nhận thức được và thực hiện tốt việc tái tạo, bảo vệ, thay đổi nhận thức, tư duy đánh bắt, môi trường tại các vùng biển này sẽ nhanh chóng phục hồi, đem lại nguồn lợi vô cùng lớn”, ông Lê Trần Nguyên Hùng cho biết.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.