| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Áp dụng nhiều biện pháp diệt chuột để bảo vệ mùa màng

Thứ Ba 26/03/2019 , 12:12 (GMT+7)

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch diệt chuột bảo vệ mùa màng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, diệt chuột phải đồng loạt, thực hiện nhiều đợt trong năm, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra. Đồng thời còn phát động phong trào diệt chuột thường xuyên, đồng loạt và mang tính cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Diệt chuột phải đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm. Trong đó, chú trọng biện pháp thủ công như đào, săn bắt, hun khói, sử dụng các loại bẫy, thuốc diệt chuột sinh học. Tuyệt đối không sử dụng điện để săn bắt chuột dưới mọi hình thức. Nghiêm cấm nhân nuôi chuột để bán lấy thịt, hạn chế tối đa săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột. Căn cứ vào thời vụ gieo trồng và thời gian thu hoạch của từng cánh đồng, khu vực sản xuất.

Dùng nhiều biện pháp để diệt chuột an toàn và bảo vệ mùa màng

Chủ yếu các đợt như sau: Đợt 1 (vụ ĐX hằng năm), giai đoạn chuyển tiếp giữa vụ ĐX và HT, sau khi thu hoạch rộ lúa ĐX 2018 - 2019, tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cài ải, phơi đất tổ chức ra quân diệt chuột trước khi xuống giống vụ HT. Đợt 2 từ tháng 5 - 6 (vụ HT hàng năm) sau khi thu hoạch lúa HT xong, tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cài ải, phơi đất, tổ chức ra quân diệt chuột trước khi xuống giống vụ TĐ. Đợt 3, tháng 9 hằng năm sau khi lũ về đạt đỉnh. Thời điểm này chuột sống tập trung ở các triền đê, gò cao, bụi cây.

Ngoài 3 đợt trên, các địa phương còn lại tổ chức các đợt ra quân diệt chuột tập trung tại các ô bao, khu vực sản xuất tại các địa phương vào thời điểm chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất trong năm.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất