| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Lại vỡ đê

Thứ Ba 04/10/2011 , 10:11 (GMT+7)

Đến khoảng 1 giờ sáng ngày 3/10, một vụ vỡ đê nữa lại xảy ra ở xã Thông Bình làm mất trắng hơn 800 ha lúa khoảng 40 ngày tuổi, thiệt hại trên 10 tỉ đồng.

Bà con vùng lũ đang phải vật lộn với cuộc sống khó khăn hàng ngày

Ngày 3/10, ông Nguyễn Chi Lăng – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, sau hai sự cố vỡ đê nhấn chìm gần 1.000 ha lúa, rau màu, ao cá của nông dân ở ấp Chiến Thắng và ấp Thi Sơn (xã Tân Thành A), gây thiệt hại hơn 15 tỉ đồng thì đến khoảng 1 giờ sáng ngày 3/10, một vụ vỡ đê nữa lại xảy ra ở xã Thông Bình làm mất trắng hơn 800 ha lúa khoảng 40 ngày tuổi, thiệt hại trên 10 tỉ đồng.

Tuyến đê bao Thông Bình được xây dựng khá chắc chắn bằng tường xi măng dài 7 km, với tổng kinh phí đầu tư trên 4 tỉ đồng. Tuy nhiên, do nước lũ rò rỉ nhiều ngày cùng với áp lực nước rất lớn ngoài đê nên không lâu sau đó, hệ thống tường chắn đã bị nước lũ luồn qua làm trống chân và gây vỡ mặt đê bảo vệ lúa phía trong, nâng tổng thiệt hại trong toàn huyện lên 25 - 30 tỉ đồng.

Trước thiệt hại quá lớn nói trên, các ngành chức năng sẽ họp bàn kế hoạch khắc phục hậu quả do lũ cũng như đề xuất giải pháp hỗ trợ cụ thể cho những trường hợp khó khăn. Ông Dương Nghĩa Quốc – Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho hay, ngoài các chính sách hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại về lúa, cá và rau màu do thiên tai gây ra, những hộ dân phải di dời khẩn cấp do sạt lở sẽ được hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ. Riêng các hộ dân thuộc diện cứu đói sẽ do các huyện xem xét đề nghị, theo đó mỗi hộ được hỗ trợ gạo trong vòng 3 tháng, mỗi tháng nhận 15 kg.

Theo ông Quốc, ngoài việc hỗ trợ dân gặp khó khăn về nhà ở, lương thực theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, địa phương cũng ra sức vận động và kêu gọi sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh để kịp thời giúp đỡ cho những hộ dân lâm vào cảnh khó khăn này, trên tinh thần không để bất cứ người dân nào bị thiếu đói hoặc nguy hiểm đến tính mạng do không kịp di dời ở những vùng sạt lở.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm