| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp xuất hiện sâu keo mùa thu hại cây bắp

Thứ Sáu 31/05/2019 , 09:07 (GMT+7)

Trên các cánh đồng bắp vụ hè thu năm 2019 tại huyện Thanh Bình, ngành chuyên môn phát hiện loài sâu keo mùa thu mà Cục BVTV đã cảnh báo.

Xuất hiện sâu keo mùa thu phá hoại bắp ở Đồng Tháp.

Cụ thể, sâu keo mùa thu xuất hiện trên các trà bắp còn non khoảng 20- 35 ngày tuổi, đặc biệt là các trà bắp đang từ 3- 7 lá. Hiện, một số ruộng bắp tại 5 xã cù lao gồm Tân Bình, Tân Quới, Tân Hòa, Tân Huề, Tân Long… đang ở tình trạng bị nhiễm nhẹ, mật độ phổ biến từ 2- 4 con/m2.

Khác với các loài từng gây hại trước đây, sức ăn của sâu keo mùa thu rất khỏe, tốc độ cắn phá rất nhanh. Qua điều tra, trên mỗi đọt bắp thông thường chỉ phát hiện 1 cá thể sâu trưởng thành, chỉ trong một vài ngày xuất hiện, chúng có thể ăn rách nát hết phần lá non trên ngọn và thải ra lượng phân lớn.

Sâu keo mùa thu có thể gây hại trên 300 loài thực vật như bắp, lúa, đậu tương, mía, rau… trong đó, thức ăn ưa thích nhất của chúng là bắp nếp, ngô ngọt. Sâu keo mùa thu có đặc điểm sau: đầu hình chữ Y ngược, trên lưng đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen bố trí cân đối nhau tạo thành hình vuông. Lưng có 3 sọc màu sáng chạy song song, chia phần lưng mỗi đốt thành 2 phần đều nhau, trên mỗi phần có 2 chấm đen và cơ thể có nhiều lông.

Các ruộng bắp đang ở tình trạng bị nhiễm nhẹ, mật độ phổ biến từ 2 - 4 con/m2.

Sở NN-PTNT Đồng Tháp chỉ đạo các Phòng NN-PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện khẩn trương tổ chức điều tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời để có biện pháp ứng phó. Đồng thời, cũng khuyến cáo người dân trước khi xuống giống cần vệ sinh đồng ruộng hạn chế nơi trú ẩn của sâu, sau vụ mùa cần làm đất, phơi đất để diệt ấu trùng hoặc có thể luân canh cây khác.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm