| Hotline: 0983.970.780

Đột nhập ‘pháo đài’ đệ nhất mỹ tửu Mao Đài đắt đỏ nhất thế giới

Thứ Bảy 13/02/2021 , 08:42 (GMT+7)

Không thể thiếu trong các sự kiện lớn tại Trung Quốc, rượu Mao Đài xem như biểu tượng cho quyền uy và sự sang trọng, nhưng ít ai biết được quy trình làm ra nó.

Nguồn nước sông Xích Thủy, nơi chia cắt thị trấn Mao Đài ở tỉnh Quý Châu được cho là thành phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất rượu đặc sản Mao Đài Quý Châu. Ảnh: Zigor Aldama

Nguồn nước sông Xích Thủy, nơi chia cắt thị trấn Mao Đài ở tỉnh Quý Châu được cho là thành phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất rượu đặc sản Mao Đài Quý Châu. Ảnh: Zigor Aldama

Rượu Mao Đài Quý Châu được thành lập vào năm 1951 với sự hợp nhất của ba nhà máy chưng cất hiện có một phần vốn thuộc nhà nước. Maotai là một thương hiệu của rượu baijiu (rượu trắng) cực mạnh với 53 độ cồn, một sự pha trộn của các loại ngũ cốc chưng cất được coi là quốc hồn quốc túy. Đây cũng là nhãn hiệu rượu có giá trị nhất thế giới theo định giá thị trường.

Tài nguyên có hạn

Chỉ duy nhất có một loại rượu mạnh của Trung Quốc được dán nhãn Cognac- đó chính là rượu Mao Đài, được sản xuất tại thị trấn cùng tên ở tỉnh Quý Châu. Do đặc thù địa phương không thể có ở bất kỳ nơi nào khác nên rượu Mao Đài ngày càng trở thành một nguồn tài nguyên có hạn và được săn lùng gắt gao, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Chỉ những hạt lúa miến cứng, cao lương đỏ...đồng đều và có vỏ mỏng mới được sử dụng để làm rượu Mao Đài. Ảnh: Bloomberg

Chỉ những hạt lúa miến cứng, cao lương đỏ...đồng đều và có vỏ mỏng mới được sử dụng để làm rượu Mao Đài. Ảnh: Bloomberg

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành điều luật bảo vệ thương hiệu này bằng cách cấm bất kỳ nhà máy hóa chất nào được xây dựng ở gần con sông chảy qua thị trấn do nguồn nước từ con sông này rất quan trọng đối với quá trình chưng cất.

Không thể bắt chước, làm giả

Nhiều năm qua đã từng xuất hiện nhiều cơ sở bắt chước quy trình sản xuất rượu Mao Đài Quý Châu hoặc các vụ việc làm nhái, làm giả tinh vi trên khắp lãnh thổ nhưng đều không thành công.

Công ty rượu Mao Đài Quý Châu có lúc được định giá hơn 420 tỷ USD, vượt xa 4 ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc và hãng đồ uống khổng lồ thế giới Coca-Cola. Ảnh: SCMP

Công ty rượu Mao Đài Quý Châu có lúc được định giá hơn 420 tỷ USD, vượt xa 4 ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc và hãng đồ uống khổng lồ thế giới Coca-Cola. Ảnh: SCMP

Do nhu cầu cao, thậm chí ngay chính các nhà sản xuất rượu Mao Đài “xịn” ở địa phương đã cố gắng tăng sản lượng bằng cách xây dựng một nhà máy ở thượng nguồn thị trấn nhưng chất lượng và hương vị đều kém hơn, mặc dù nó được sản xuất cùng nguồn nước sông và nguyên liệu tương tự.

Đây chính là bằng chứng về tầm quan trọng của nơi xuất xứ của thương hiệu rượu Mao Đài. Người ta tin rằng có tới hơn 2.000 loại vi sinh vật trong không khí ở thị trấn Mao Đài và đây chính là điều góp phần tạo nên hương vị độc đáo của loại rượu “có một không hai” này.

Sản phẩm hữu cơ, tinh khiết

Chỉ những hạt lúa miến cứng, cao lương đỏ...đồng đều và có vỏ mỏng mới được sử dụng để làm rượu Mao Đài. Ảnh: Bloomberg

Chỉ những hạt lúa miến cứng, cao lương đỏ...đồng đều và có vỏ mỏng mới được sử dụng để làm rượu Mao Đài. Ảnh: Bloomberg

Rượu Mao Đài là thành phẩm của quá trình lên men tự nhiên mà không cần thêm bất kỳ loại chất phụ gia nhân tạo nào.

Từ lâu nó đã được chứng nhận là một sản phẩm hữu cơ do quá trình sản xuất được tiến hành hoàn toàn thủ công, kéo dài hơn một năm bằng những kỹ thuật tinh vi đã được truyền qua nhiều thế hệ. Người có may mắn được thưởng thức loại rượu trứ danh này được cho là có vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Quá trình chưng cất độc đáo

Rượu Mao Đài độc đáo ở chỗ các nguyên liệu thô đều được thu hoạch theo lịch âm và chưng cất bằng quy trình kỹ thuật tương tự như làm nước hoa. Quá trình này bao gồm 9 lần chưng cất, 8 lần lọc, 7 lần lên men và vô số công đoạn ủ trộn truyền thống để đạt cấp độ ngon nhất.

Nhân công công ty Mao Đài làm việc trong hầm ủ ngũ cốc lên men. Ảnh: Bloomberg

Nhân công công ty Mao Đài làm việc trong hầm ủ ngũ cốc lên men. Ảnh: Bloomberg

Chính quá trình ngâm ủ và chưng cất bí truyền độc đáo này của rượu Mao Đài đã tạo ra dư vị rất riêng được phong là đồ uống quốc hồn quốc túy của Trung Quốc.

Theo lịch âm, lúa mì, lúa miến được thu hoạch vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) và được ủ lên men cho tới Tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng 9).

Hương vị phức tạp

Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nâng ly chúc mừng nhau với Mao Đài trong một bữa tiệc ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, vào tháng 2 năm 1972. Ảnh: John Dominis

Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nâng ly chúc mừng nhau với Mao Đài trong một bữa tiệc ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, vào tháng 2 năm 1972. Ảnh: John Dominis

Rượu Mao Đài được đặc trưng bởi hương thơm và dư vị phức tạp. Những bậc sành tửu từng ví trong mỗi giọt rượu Mao Đài có chứa tới trên 155 loại vị và hương thơm khác nhau được tổng hòa từ các nguyên, hương liệu bao gồm lúa mì, ngũ cốc, nước sốt đậu tương, chuối chín, mạch nha, men bia, cam quýt, dâu tây, xoài, dừa, sô cô la, caramel, thuốc lá, khói, cỏ cay, quả óc chó rang, bạc hà...

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Bình luận mới nhất