| Hotline: 0983.970.780

Đốt rơm rạ ngay sau thu hoạch: lợi ít, hại nhiều

Thứ Ba 15/10/2024 , 04:12 (GMT+7)

Đồng Tháp Đốt rơm không chỉ gây hại đến môi trường mà còn làm mất đi lượng lớn chất hữu cơ trong đất, rơm có thể tái sử dụng để cải thiện độ phì nhiêu cho đất.

Sau mỗi mùa gặt, một lượng lớn rơm rạ được để lại trên cánh đồng rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau mỗi mùa gặt, một lượng lớn rơm rạ được để lại trên cánh đồng rất lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp được biết đến như một trong những địa phương trọng điểm sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, nông dân vẫn duy trì thói quen đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch để làm sạch đồng ruộng, mà không biết rằng hành động này tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Hàng năm, sau mỗi mùa gặt, một lượng lớn rơm rạ được để lại trên cánh đồng. Để dọn ruộng nhanh chóng và giảm chi phí, nông dân thường chọn cách đốt rơm trực tiếp trên đồng. Ông Trần Văn Hưng, nông dân tại huyện Lấp Vò, chia sẻ: Đốt rơm là biện pháp nhanh gọn, giúp nông dân tiết kiệm công sức, không tốn chi phí để thuê nhân công gom rơm. Nếu không đốt, việc làm đất cho vụ sau sẽ khó khăn hơn do rơm rạ quá nhiều.

Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ cũng mang lại nhiều hệ lụy. Ngoài việc gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, hành động này còn khiến đất đai bị thoái hóa, giảm độ phì nhiêu, làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng quý giá có trong rơm rạ.

Việc đốt rơm rạ thải ra một lượng lớn khí CO2 và khí nhà kính, góp phần gia tăng biến đổi khí hậu. Đồng thời, khói bụi từ rơm rạ cháy còn gây cản trở giao thông và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của người dân xung quanh.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, đốt rơm rạ là một thói quen khó bỏ của nhiều nông dân. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của việc đốt rơm, nhưng vì tiện lợi và tiết kiệm thời gian, nhiều nông dân vẫn duy trì thói quen này. Ngành nông nghiệp địa phương đang vận động bà con thay đổi và chuyển sang ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất theo hướng tuần hoàn hữu cơ.

Việc đốt rơm rạ thải ra một lượng lớn khí CO2 và khí nhà kính, góp phần gia tăng biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc đốt rơm rạ thải ra một lượng lớn khí CO2 và khí nhà kính, góp phần gia tăng biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho biết thêm: Đốt rơm không chỉ gây hại đến môi trường mà còn làm mất đi lượng lớn chất hữu cơ có thể tái sử dụng để cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân trong việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch theo hướng thân thiện với môi trường.

Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và yêu cầu phát triển bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã tích cực triển khai các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm chuyển đổi mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng xanh và bền vững. Một trong những chương trình tiêu biểu là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2023.

Theo Đề án này, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn nâng cao giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường sản xuất nông nghiệp và áp dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường cũng là những nhiệm vụ trọng tâm.

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đang khuyến khích nông dân sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ hoặc ứng dụng công nghệ mới để biến rơm thành các sản phẩm phụ như thức ăn chăn nuôi hay vật liệu sinh học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đang khuyến khích nông dân sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ hoặc ứng dụng công nghệ mới để biến rơm thành các sản phẩm phụ như thức ăn chăn nuôi hay vật liệu sinh học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Việc đốt rơm rạ hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu của Đề án. Chúng tôi đang khuyến khích nông dân sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ hoặc ứng dụng công nghệ mới để biến rơm thành các sản phẩm phụ như thức ăn chăn nuôi hay vật liệu sinh học. Điều này không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế gia tăng thêm cho nông dân” ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp nói.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi, 20 hộ nông dân trong HTX tham gia thực hiện mô hình trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với diện tích hơn 43ha lúa trong vụ hè thu. Nông dân đã ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ (sạ hàng, sạ cụm kết hợp vùi phân) đã giảm 80kg/ha so với phun bằng máy (chỉ sử dụng 70kg giống/ha), giảm lượng phân bón từ 20–40%, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, rơm được thu gom ra khỏi ruộng, được doanh nghiệp ký kết tiêu thụ lúa...

Từ đó, nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng hạt gạo, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính (giảm 4,92 tấn CO2tđ/ha). Về năng suất lúa đạt 6,5 - 6,9 tấn/ha và được doanh nghiệp đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 100 - 150 đồng/kg. Lợi nhuận mô hình cao hơn 2,2 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Đặc biệt thu nhập tăng thêm từ 800.000 - 900.000 đồng/ha so với đối chứng từ việc bán rơm sau thu hoạch.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.