| Hotline: 0983.970.780

Nông dân hưởng ứng đưa rơm ra khỏi ruộng

Thứ Năm 25/07/2024 , 16:22 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Việc cho và bán rơm không chỉ giúp nông dân có nguồn thu nhập nhất định mà còn không phải tốn công thu gom, đốt rơm gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi cuộn rơm được bán cho thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mỗi cuộn rơm được bán cho thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, nông dân tỉnh Đồng Tháp đang thu hoạch lúa vụ hè thu và rất phấn khởi khi lúa trúng mùa, được giá, lợi nhuận đạt khoảng 2,6 - 2,7 triệu đồng/công (1.300m2). Bên cạnh đó, nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa được bà con bán cho người đến thu gom với giá từ 300 - 500 nghìn đồng/ha (tùy đường xa, gần).

Đặc biệt vụ hè thu năm nay, qua khảo sát, khoảng 50% nông dân nằm trong các HTX, hội quán đang thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Đồng Tháp đều muốn cho người thu rơm mang khỏi đồng ruộng. Người thu gom rơm đã đưa máy cuộn rơm đến thu hết rơm trên đồng rồi cuộn thành từng bó tập kết bên lề đường bán cho người mua đưa lên xe tải hay ghe đem đi tiêu thụ khắp nơi ở ĐBSCL. Bình quân mỗi công ruộng được máy cuộn rơm bó thành 7 - 8 cuộn, mỗi cuộn nặng trên dưới 20kg.

Bà Nguyễn Thị Đèo ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) - chủ máy cuộn rơm cho biết, mỗi cuộn rơm được bán cho thương lái đến tận nơi thu mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng, sau khi trừ chi phí lãi được 3.000 đồng.

Người mua rơm chở đi bán tận nơi cho các hộ có nhu cầu chất nấm rơm, làm thức ăn chăn nuôi gia súc hay tủ gốc cây, làm hoa màu... với giá từ 17.000 - 25.000đồng/cuộn. Việc cho và bán rơm không chỉ giúp người dân mang lại nguồn thu nhập nhất định mà còn không phải tốn công thu gom, đốt rơm gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.