| Hotline: 0983.970.780

Dự án sân bay Long Thành khuấy động tranh luận tại Quốc hội

Thứ Ba 04/11/2014 , 20:13 (GMT+7)

“Nợ công vượt ngưỡng, lương không tăng được. Vậy thì lấy đâu ra 18 tỷ đô mà làm sân bay hoành tráng thế?”, ĐB Nguyễn Văn Phụng đến từ TP Hồ Chí Minh nói tại cuộc thảo luận tổ./ Dự án Sân bay Long Thành chưa bảo đảm tính khả thi về vốn

Được chờ đợi nhất trong ngày làm việc 4/11 của Quốc hội là việc ĐBQH thảo luận ở tổ về Chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đọc tờ trình của dự án này tại phiên họp Quốc hội vào sáng 30/10.

Đã có chuẩn bị về hạ tầng

Thảo luận tại tổ, các ĐB Phạm Thị Hải và Bùi Xuân Thông của đoàn Đồng Nai đều cho rằng việc xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết.

ĐB Phạm Thị Hải nói rằng, bà đã chứng kiến sự chuẩn bị của Chính phủ và địa phương đối với dự án này gần chục năm nay.

Chưa đến mức phải cấp thiết
Đây là ý kiến của Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Ông Hiểu đề nghị phải tính toán đến khả năng sử dụng. Coi tính cạnh tranh của các sân bay trung chuyển ở các nước thế nào? Gần ta có Malaysia mà cảng sân bay quốc tế trung chuyển của họ cũng ít hành khách lắm. Lúc này chưa nên vội quyết định chủ trương đó. Tiếp tục nghiên cứu đi, đến 2020 bắt tay vào làm cũng chưa muộn đâu. Phải có phân khúc, phân kỳ ra mà làm. Sao có thể giải tỏa được cùng lúc 5.000 ha đất.
“Cứ đứng quan sát ở một số sân bay lớn tại Thái Lan, Hồng Kông mà xem, 2 phút là có chuyến lên, xuống và liên tục. Thế mà cũng có cần đến 5.000ha đất đâu? Các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất có lúc nào mà máy bay lên xuống liên tục chưa. Vậy thì đâu đã phải cấp thiết cho lắm!” – ĐB Đặng Văn Hiếu nói.

Từ 2005, Chính phủ đã có quy hoạch đất cho dự án. Từ đó tới nay, mạng lưới giao thông, nhiều công trình trọng điểm kết nối Long Thành đến các vùng trong khu vực đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh. Như vậy chúng ta đã có sự chuẩn bị cho những điều kiện cần thiết.

ĐB Hải thông tin: Người dân cũng đang nóng lòng chờ đợi dự án này sớm có một quyết định. Hiện đã có hơn 4.000 hộ dân của trên 5.000 hộ chịu ảnh hưởng đã đồng thuận về dự án.

Vấn đề mà ĐBQH và nhân dân lo lắng chính là đầu tư công trình lớn trong bối cảnh nợ công đang tăng, nợ xấu chưa giải quyết dứt điểm.

“Đây là cơ hội để chúng ta xem xét và quyết định. Cơ hội chỉ có một lần. Không thể 5 hay 10 năm nữa mới quyết định. Vấn đề là Chính phủ cần phải làm rõ, minh bạch các băn khoăn của cử tri và ĐBQH. Trong đó chú ý các điều kiện như sử dụng nguồn vốn nào và khẳ năng trả nợ” – ĐB Phạm Thị Hải kiến nghị.

Đề cập đến cơ hội và thời gian, ĐB Bùi Xuân Thông chia sẻ: “Nếu mình chậm đầu tư thì tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng một sân bay có tầm cở quốc tế ở Cămpuchia. Tới lúc đó, việc cạnh tranh của mình sẽ rất vất vả. Giải pháp “đường bay vàng” sẽ tốn kém hơn nhiều nếu như chúng ta không quyết định đầu tư sân bay Long Thành. Qua một số kênh chúng tôi có được, nếu Quốc hội cho chủ trương thì phải đến 2018 dự án mới có thể thi công và 2023 mới đưa vào vận hành được”.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng cho rằng Chính phủ cần phải rút kinh nghiệm. Theo ông Quốc, vì cái này chúng ta đã có quy hoạch, định hình lâu rồi nên lẽ ra việc này cần đưa ra sớm hơn để bàn và giải quyết các băn khoăn một cách thấu đáo.

“Nay đã quy hoạch đất, đầu tư một số hạ tầng, giờ mà không xây dựng sân bay thì khác nào sẽ rất lãng phí cho những công trình phụ trợ đã làm” – ĐB Dương Trung Quốc nói.

Đồng tình với việc sớm thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) phát biểu: “Đường dây 500 KV cũng từng bị phản ứng rất quyết liệt. Sau nhiều năm vận hành mới thấy giá trị hiệu quả của nó. Vấn đề là Quốc hội cho chủ trương thì Chính phủ mới tiến hành các bước cho việc đầu tư xây dựng. Khi đó, Quốc hội còn quyết một lần nữa cơ mà”.

Đừng để con cháu chửi mình

Tại tổ của đoàn TP.HCM có rất nhiều ĐB lên tiếng về dự án sân bay Long Thành.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng đã có mặt trong buổi thảo luận này và ghi chép đầy đủ các ý kiến. Số lượng ĐBQH của đoàn TP.HCM đông vì thế có rất nhiều ý kiến. Có người ủng hộ và có người đề nghị chưa nên vội vàng cho dự án này.

ĐB Phạm Văn Gòn cho rằng, nợ thì sẽ trả dần dần. Các sân bay lớn của mình đều có trước 1975. Giờ con cháu muốn có một cái sân bay tầm cỡ quốc tế để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ cần thiết thì cũng nên mạnh dạn đầu tư.

Ngay lập tức, ĐB Trương Trọng Nghĩa lên tiếng: “Chúng ta không nên nóng vội khi mà bối cảnh đang có nhiều việc cần giải quyết cùng một lúc. Bây giờ chúng ta không thiếu thông tin và thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu. Chính phủ nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, mời các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này nghe họ nói tính cấp thiết và khả thi của dự án. Sau đó trình Quốc hội cũng chưa muộn đâu. Anh Gòn nói làm cho con cháu hưởng. Không biết làm xong rồi con cháu sẽ cảm ơn hay chúng lại chửi mình vì để cho chúng một khoản nợ khổng lồ oằn lưng ra trả”.

Tự nhận mình không thành thạo cho lắm về lĩnh vực này nhưng việc kết nối các chuyên gia đã cho ông nhiều ý kiến xác đáng, ĐB Nghĩa cho hay, các báo cáo của Chính phủ về dự án này ông phải đọc trong 3 ngày và thêm 3 ngày đọc các tài liệu phản biện của các giáo sư, tiến sĩ để hiểu phần nào về dự án.

Ông băn khoăn là tại sao không phải là Kiên Giang, Lâm Đồng mà phải là Long Thành (Đồng Nai)?

Theo ĐB Nghĩa bảo, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn dư địa để phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Ở đây có hai vấn đề là ước muốn và khả năng. Trong đó cần quan tâm đến khả năng vốn và khả năng lãnh đạo, quản lý.

“Chúng ta từng biết, đường sắt Việt Nam rất yếu kém. Thế nhưng khi đưa vấn đề xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, Quốc hội đã đề nghị dừng lại. Đến lượt dự án điện hạt nhân cũng vậy. Những quyết định đó của Quốc hội có tác dụng như thế nào chắc mỗi chúng ta đều đã biết. Cho nên tôi kiến nghị Quốc hội chưa vội thông qua chủ trương này mà cần thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu thật thấu đáo”, ĐB Trương Trọng Nghĩa đề xuất.

Đồng tình với ông Nghĩa, ĐB Nguyễn Văn Phụng mở đầu phát biểu của mình rằng: “Sân bay Long Thành chưa cấp thiết lắm đâu. Kể cả việc mở rộng sân bay Biên Hòa cũng rất khó vì phải giải tỏa hàng ngàn hộ dân. Nợ công vượt ngưỡng, lương không tăng được. Vậy thì lấy đâu ra 18 tỷ đô mà làm sân bay hoành tráng thế?”.

Chưa có câu trả lời này, ĐB Phụng tiếp đi tìm câu trả lời khác cho một vấn đề có liên quan. Ông nói, tổng diện tích quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất là 1.500 ha nhưng hiện mới sử dụng có mấy trăm ha. Vậy thì số còn lại đang ở đâu, dùng cho mục đích gì? ĐBQH còn không hiểu nỗi về cái dự án mà Chính phủ trình ra thì cử tri người ta tù mù lắm”.

Tham dự ở nhiều tổ thảo luận của ĐBQH, ghi nhận của chúng tôi là vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh tờ trình của Chính phủ về dự án sân bay Long Thành.

Chưa đến mức phải cấp thiết
Đây là ý kiến của Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa. Ông Hiểu đề nghị phải tính toán đến khả năng sử dụng. Coi tính cạnh tranh của các sân bay trung chuyển ở các nước thế nào? Gần ta có Malaysia mà cảng sân bay quốc tế trung chuyển của họ cũng ít hành khách lắm. Lúc này chưa nên vội quyết định chủ trương đó. Tiếp tục nghiên cứu đi, đến 2020 bắt tay vào làm cũng chưa muộn đâu. Phải có phân khúc, phân kỳ ra mà làm. Sao có thể giải tỏa được cùng lúc 5.000 ha đất.
“Cứ đứng quan sát ở một số sân bay lớn tại Thái Lan, Hồng Kông mà xem, 2 phút là có chuyến lên, xuống và liên tục. Thế mà cũng có cần đến 5.000ha đất đâu? Các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất có lúc nào mà máy bay lên xuống liên tục chưa. Vậy thì đâu đã phải cấp thiết cho lắm!” – ĐB Đặng Văn Hiếu nói.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.