| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 27/6 - 3/7/2011

Thứ Hai 27/06/2011 , 11:53 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

- Trên mạ, lúa mùa sớm:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và tích lũy số lượng trên mạ, lúa hè thu - mùa; một số diện tích có thể có mật độ tăng cao, do rầy di trú từ các ruộng lúa đông xuân đang thu hoạch; cần theo dõi và xử lý khi mật độ cao, nhất là những diện tích có bệnh lùn sọc đen vụ trước.

+ Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh trên lúa hè thu sớm tại Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và khả năng phát sinh tại Quảng Bình, Hà Tĩnh. Do nguồn bệnh phân bố rộng tại các vụ trước và thời gian dãn cách giữa 2 vụ ngắn, lúa được gieo cấy nhiều trà nên rất thuận cho bệnh lùn sọc đen phát sinh trong vụ hè thu, mùa tại các tỉnh phía Bắc. Cần tổ chức vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch lúa; gieo mạ tập trung và bảo vệ mạ, lúa mới cấy, nhất là trên khu ruộng đã nhiễm bệnh vụ trước. Khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời.

+ Tổ chức diệt trừ chuột vào thời kỳ giao thời giữa 2 vụ sản xuất.

+ Ngoài ra, tiếp tục theo dõi và phòng trừ rầy trên trà lúa đông xuân cực muộn đang trong giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi.

- Các cây trồng khác: Các loại sâu bệnh tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Trên lúa:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa xuân hè, hè thu; cần theo dõi chặt, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước để xử lý kịp thời.

+ Bệnh lùn sọc đen: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng trước khi bước vào vụ sản xuất hè thu; đối với những diện tích lúa xuân hè, hè thu đã xuống giống, cần tập trung theo dõi chặt bệnh tại các vùng đã bị nhiễm bệnh từ các vụ trước đây và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy bệnh.

+ Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.

- Trên rau màu, cây công nghiệp: Các loại sâu bệnh... tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tiếp tục di trú đến cuối tháng và gió Tây Nam bắt đầu hoạt động mạnh nên càng làm khả năng phân tán rầy nâu là rất lớn. Các tỉnh cần theo dõi chặt tình hình rầy nâu trên ruộng lúa, chỉ phun thuốc hóa học khi rầy nâu gây hại với mật số cao.

Hiện tại áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong khu vực vẫn còn cao, do vậy đối với các địa phương có gieo trồng lúa thu đông cần quan tâm chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn, để chỉ đạo gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cho cây lúa non.

- Do điều kiện thời tiết ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, kết hợp nắng nóng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển mạnh, đặc biệt trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm có thể bị nhiễm nặng. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và không nên phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn lá.

Để phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông nên phun ngừa trước trổ và sau trổ 7 ngày bằng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn.

- Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh lem lép hạt, bệnh bạc lá xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ; các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mức độ gây hại nhẹ. 

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu: Applaud 10 WP phun khi rầy ở tuổi 2-3. Trường hợp rầy di trú mật số cao, gối lứa phun hỗn hợp Applaud 10 WP+Altach 5 EC. Lúa vừa nhiễm rầy, vừa nhiễm sâu đục thân, sâu cuốn lá, tuyến trùng phun hỗn hợp Oncol 25 WP+Altach 5 EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Altach 5 EC, Suco 50 EC, Nouvo 3,6 EC, Nurelle D 25/2,5 EC, Cyper 25 EC, Oncol 25 WP phun khi sâu tuổi còn nhỏ.

- Bệnh đạo ôn lá và cổ bông: Beam 75 WP thuốc đặc trị đạo ôn, phun ở giai đoạn mạ đến làm đòng để trừ đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện. Đạo ôn cổ bông, phun ngừa trước trổ và khi lúa trổ đều.

- Bệnh khô vằn: Dùng Vali 3 SL, Vali 5 SL, Catcat 250 EC.

- Bệnh bạc lá: Dùng Bonny 4 SL; Bệnh vàng lá chín sớm, lem lép hạt: Dùng Carbenda supper 50 SC. Có thể dùng Carbenda supper 50 SC + Bonny 4 SL phòng trừ cùng lúc các bệnh bạc lá, vàng lá chín sớm, lem lép hạt.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn

BẮC KẠN Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại tất cả các huyện, thành phố, UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.