| Hotline: 0983.970.780

"Dư chấn" Vinashin

Thứ Tư 07/07/2010 , 13:30 (GMT+7)

Trong nhiều ngành nghề mà Vinashin đầu tư "ngoài luồng", không ngờ có cả ngành nông nghiệp- vốn chẳng liên quan gì đến nghề đóng tàu. Không biết bao nhiêu đất hai lúa của nông dân bị thu hồi, các DN giống cây trồng, phân bón, nuôi lợn cũng bị Tập đoàn này "thâu tóm"...

Trong nhiều ngành nghề mà Vinashin đầu tư "ngoài luồng", không ngờ có cả ngành nông nghiệp- vốn chẳng liên quan gì đến nghề đóng tàu. Không biết bao nhiêu đất hai lúa của nông dân bị thu hồi, các DN giống cây trồng, phân bón, nuôi lợn cũng bị Tập đoàn này "thâu tóm". Nhưng có "sinh mà không có dưỡng", những dự án này hiện nay hầu hết vẫn đắp chiếu, hệ lụy của nó khó tài nào thống kê hết và chưa biết bao giờ mới có thể giải quyết xong.

>> Thêm đuôi, rồi cắt đuôi Vinashin vẫn bi đát

Thảm cảnh một DN mang “cái đuôi” Vinashin

Đóng gói thức ăn gia súc

Tỉnh Yên Bái hiện có 3 Cty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin). Nhiều người hy vọng những Cty có cái đuôi Vinashin sẽ ăn nên làm ra, nhưng khốn nỗi các Cty mang cái đuôi Vinashin ở Yên Bái đều dở khóc dở cười.

 

Cty Vật tư nông nghiệp Yên Bái vốn là một thời lừng lẫy ở Yên Bái và được coi là DN tiêu biểu của khối dịch vụ nông nghiệp, mỗi năm cung ứng cho nông dân trên 30.000 tấn phân bón, 250- 300 tấn thóc giống các loại, doanh thu gần 90 tỷ đồng. Cty đã mở rộng xây dựng NM Chế biến thức ăn gia súc Bình Sơn, với thiết bị và công nghệ tiên tiến của CHLB Đức, Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao, NM Chế biến dứa và hoa quả XK Đông An với nông trường dứa có qui mô 2.500 ha và hàng ngàn ha dứa vùng phụ cận của nông dân cung cấp nguyên liệu cho NM chế biến dứa cô đặc công suất 50.000 tấn dứa quả/năm sẽ đi vào hoạt động trong năm 2006…

Nhưng cũng chính sự mở rộng đó khiến Cty VTNN Yên Bái lún sâu vào nợ nần. Như có “quí nhân phù trợ”, khi đó Vinashin đặt chân lên Yên Bái thâu nạp một số Cty làm thành viên, phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu của Tập đoàn, bao gồm: Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên, Cty CP Khoáng sản Yên Bái. Không ai có thể nghi ngờ Tập đoàn Vinashin, một trong những tập đoàn kinh tế mạnh nhất nhì của Việt Nam, từng rẽ sóng vượt đại dương đặt chân lên khắp trời Tây thì việc con tàu Vinashin ngược sông Hồng lên Yên Bái đầu tư là chuyện nhỏ, rất nhỏ.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái và lãnh đạo Tập đoàn Vinashin nhiều lần thăm viếng lẫn nhau, cam kết bằng miệng và bằng văn bản, với rất nhiều hứa hẹn sáng ngời. Trong biên bản ký kết giữa lãnh đạo tỉnh Yên Bái với lãnh đạo Tập đoàn Vinashin: Hợp tác toàn diện, lâu dài, bền vững giữa tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin…Với những điều đã ghi như vậy, chỉ những ai tâm thần mới không tin vào năng lực của Tập đoàn Vinashin nhằm vực dậy Cty VTNN Yên Bái chỉ bằng cái ốc vít của con tàu Vinashin đang băng băng rẽ sóng đại dương. Cũng với niềm tin đến thành tín ngưỡng như vậy, Cty CP Chè Văn Hưng cũng đã nạp đơn xin làm thành viên của Tập đoàn, nhưng Tập đoàn chưa thèm đọc lá đơn của Cty này. Nói thế chứ gia nhập gia đình Vinashin đâu có dễ dàng, tuỳ tiện được.

Trung tâm chăn nuôi công nghệ cao

Sự hài hước khiến cho nhiều người phải bật cười là Tập đoàn Vinashin đã uỷ nhiệm cho ông Nguyễn Tuấn Dương- GĐ Cty CP Thép Cửu Long Vinashin tiếp nhận Cty VTNN Yên Bái về Tập đoàn. Cty VTNN Yên Bái là Cty nhà nước, khi tỉnh Yên Bái chuyển giao về Tập đoàn thì trở thành Cty thành viên dưới sự điều hành của Tập đoàn, nhưng Tập đoàn “chẳng thèm” để mắt, mà để Cty CP Thép Cửu Long Vinashin thu nạp và điều hành. Từ đó một câu hỏi đặt ra: Tại sao vốn nhà nước lại bàn giao cho Cty cổ phần? Ngày 24/12/2007 CP Thép Cửu Long Vinashin thay mặt Tập đoàn tiếp nhận Cty VTNN Yên Bái, tiến hành đổi tên là Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin. Như vậy, từ ngày 24/12/2007 Cty VTNN Yên Bái đeo hai cái đuôi, một cái đuôi của Cty CP Thép Cửu Long và cái đuôi thứ hai là Vinashin. 

Những tưởng đeo hai cái đuôi đó thì Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin sẽ được hà hơi, tiếp sức, trang trải hết nợ nần, phát triển mạnh mẽ như con tàu đang băng băng rẽ sóng vượt đại dương, nhưng thật bi đát là Cty càng lụi bại và lún sâu vào nợ nần. Nhiều người trong Cty thở dài: Kể từ ngày Cty VTNN Yên Bái bước vào ngôi nhà lớn của Tập đoàn Vinashin thì càng trở nên cầu bơ cầu bất…Nói như vậy thì tội nghiệp cho Tập đoàn, thực tế là Tập đoàn đã cho Cty vay khoảng 6,5 tỷ, trong đó có 4 tỷ để kinh doanh VTNN, 500 triệu trả nợ…

Nhưng dân ta có câu: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, số tiền đó chẳng thấm tháp vào đâu so với nhu cầu phát triển SX của Cty. Quả đáng tội, Tập đoàn đã hai lần có Thư bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin với tổng số tiền là 56 tỷ do Chủ tịch Tập đoàn Phạm Thanh Bình ký, Thư bảo lãnh thứ nhất, số 1015/BL-CNT-TCKT ngày 13/5/2008, với số tiền 28 tỷ, Thư bảo lãnh thứ hai, số 792/BL-CNT ngày 22/4/2009, với số tiền 28 tỷ.

Nhiều người trong Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin thở dài: Đang lúc chới với giữa dòng nước xiết, chúng tôi ngỡ tưởng vớ được con tàu lớn sẽ cứu giúp mình, ai ngờ đó chỉ là khúc củi mục…
Mặc dù trong Thư bảo lãnh đã cam kết: “Trong trường hợp Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin không trả nợ vay Ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cam kết chịu trách nhiệm trả toàn bộ số gốc, lãi và các chi phí khác (nếu có) cho Ngân hàng thay cho Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin” Mặc dù cam kết chắc như đinh đóng cột như vậy, nhưng chẳng Ngân hàng nào dám mở hầu bao cho Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin vay. Thành ra sự bảo lãnh đó chỉ là bảo lãnh…hơi.

Thảm cảnh của Cty Vật tư tổng hợp Cửu Long Vinashin tại Yên Bái có thể nói là rất bi đát, tổng số nợ là 80 tỷ trên tổng số vốn 85 tỷ. NM Chế biến thức ăn gia súc Bình Sơn thì đã đóng cửa từ lâu, NM Chế biến dứa cô đặc đã động thổ khởi công nhưng chỉ để khởi công, Nông trường dứa tan tành mây khói, bây giờ tìm mỏi mắt cũng không thấy một cây dứa Cayen. Cty từ 500 công nhân, nay chỉ còn gần 200 công nhân, từ tháng 5/2010 đến nay cán bộ công nhân chưa có lương, không có lương thì nói chi tới việc đóng tiền BHXH, bởi thế Cty hiện còn nợ khoảng 3,5 tỷ BHXH. 6 tháng đầu năm 2010 lượng phân bón Cty cung ứng cho nông dân chỉ được 5.000 tấn, bằng 1/4 so với cùng kỳ nhiều năm. Sự tồn tại của Cty chủ yếu dựa vào kinh doanh VTNN, nhưng do thiếu vốn nên Cty cũng chỉ làm được như vậy.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm