| Hotline: 0983.970.780

Đủ chiêu trò đánh lừa nông dân

Thứ Năm 01/11/2012 , 10:46 (GMT+7)

Ngay sau khi báo NNVN đăng loạt bài “Loạn men vi sinh rởm”, chúng tôi đã được nhiều độc giả ở ĐBSCL gửi thông tin, hình ảnh về nhiều loại men vi sinh nhái, giả sản phẩm BZT®, giả làm sản phẩm ngoại nhập với nhiều hình thức tinh vi hoặc trắng trợn để đánh lừa người nuôi tôm.

Ngay sau khi báo NNVN đăng loạt bài “Loạn men vi sinh rởm”, chúng tôi đã được nhiều độc giả ở ĐBSCL gửi thông tin, hình ảnh về nhiều loại men vi sinh nhái, giả sản phẩm BZT®, giả làm sản phẩm ngoại nhập với nhiều hình thức tinh vi hoặc trắng trợn để đánh lừa người nuôi tôm.

>> Men nội giả làm men ngoại
>> Loạn men vi sinh rởm: Đủ kiểu ăn theo, nhái nhãn hiệu

Đua nhau đánh lừa nông dân

Anh Ba Vinh, một người nuôi tôm ở Trà Cú (Trà Vinh) thông báo về một loại men vi sinh có trong danh mục được lưu hành của Bộ NN-PTNT theo Thông tư 12 năm 2010, đã được nhà sản xuất sử dụng loại bao bì theo kiểu cố tình đánh lừa người nuôi tôm. Đó là men vi sinh SUPER BZT của Cty TNHH Thủy sản Sao Việt (số 7, đường DC 7, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM). Trong Thông tư 12, loại men này nằm ở mục sản phẩm sản xuất trong nước. Nhưng ở mặt trước bao bì của gói SUPER BZT, lại in toàn tiếng Anh, in một lá cờ Mỹ, và ngay bên dưới lá cờ là dòng chữ “MADE IN USA” (sản xuất ở Mỹ).

Dù ở mặt sau của bao bì in chữ tiếng Việt, có ghi rõ sản phẩm của Cty TNHH Sao Việt. Nhưng với việc cố tình in dòng chữ “MADE IN USA” rất rõ ở mặt trước, rõ ràng Cty TNHH Sao Việt đã nhập nhèm trên bao bì sản phẩm với mục đích đánh lừa người nuôi tôm rằng đây là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Hành vi này là vi phạm Nghị định 89 năm 2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa.


Hai loại men vi sinh “ngoại” không có trong danh mục của Bộ NN-PTNT

Cũng từ thông tin và hình ảnh mà bạn đọc cung cấp, chúng tôi phát hiện thêm một DN đang sản xuất và cung ứng ra thị trường nhiều loại men vi sinh phục vụ nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục được lưu hành của Bộ NN-PTNT, đó là Cty TNHH Gold Shrimp. Cty này có địa chỉ ở 34/7 đường số 12, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM. Hiện nay, Cty TNHH Gold Shrimp đang tung ra thị trường nhiều loại men vi sinh bất hợp pháp như BZT UNITED, BZT 123, BZT STAR. Trong đó, sản phẩm BZT UNITED cũng chơi trò giả hàng Mỹ giống như các sản phẩm của Cty TNHH BZT USA. Đó là ở mặt trước in toàn chữ tiếng Anh, in cờ Mỹ bay phấp phới. Ở mặt sau cũng in toàn chữ tiếng Anh, nhưng được dán đè lên bằng một nhãn phụ in chữ tiếng Việt.

Trên nhãn phụ này không ghi rõ nhà sản xuất là ai mà ở dưới cùng chỉ ghi “Cty TNHH Gold Shrimp. ĐCSX: 34/7 đường số 12 – P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp. HCM” Nhãn phụ hơi mỏng, lại ngắn, nên chẳng biết vô tình hay cố tình để lòi ra phần dưới cùng của nhãn chính mặt sau bằng tiếng Anh, với những dòng chữ “Manufactured by GOLD SHRIMP CORPORATION. WWW. GOLD SHRIMP 201275 USA”.

Ở trên cùng của nhãn phụ tiếng Việt, có dòng quảng cáo rất hoành tráng “BZT UNITED (USA) là dòng BZT mạnh nhất trong các dòng BZT”. Người nuôi tôm thiếu hiểu biết, đọc dòng quảng cáo nổ vang trời như thế, lại thêm cái tên nhà sản xuất ghi to tướng bằng tiếng Anh ở dưới cùng của nhãn chính, mấy ai không tưởng lầm đó là sản phẩm chính hiệu của Mỹ?


Men SUPER BZT có trong danh mục (ở phần sản phẩm trong nước) của Bộ NN-PTNT, nhưng trên nhãn lại ghi “MADE IN USA”

Trên bao bì của men vi sinh BZT 123, Cty TNHH Gold Shrimp cũng cho in ở mặt trước toàn bằng tiếng Anh và hình một lá cờ Mỹ. Dưới lá cờ là dòng chữ “PRODUCT OF AMERICA” (Sản phẩm của Mỹ). Nhưng ở mặt sau (tiếng Việt) lại ghi rõ “Sản xuất tại Chi nhánh Cty TNHH Gold Shrimp. ĐC: 34/7 đường số 12 – P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp. HCM”. Vừa rêu rao là sản phẩm của Mỹ, vừa nói là sản xuất tại Việt Nam. Đúng là bó tay với trò lá mặt lá trái của Cty này.

Ông Nguyễn Văn Lập, một người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) gửi về cho chúng tôi hình ảnh của 2 loại men vi sinh có vẻ như là hàng nhập khẩu và nhờ tôi xác minh xem có đúng đó là hàng nhập hay không. Loại thứ nhất là sản phẩm BZT power, bao bì in toàn tiếng Anh, có hình lá cờ Mỹ, dưới lá cờ là dòng chữ “MADE IN USA” và dưới cùng bao bì là dòng chữ “Manufactured by: Espitar BioNetworks INC.USA) (sản xuất bởi Espitar BioNetworks INC.USA).

Loại men thứ 2 là BZT WATER TREATMENT, WASTE trên bao bì in toàn chữ tiếng Anh, mặt trước bao bì in hẳn một cái bản đồ nước Mỹ to đùng mà trên bản đồ vẽ thành hình cờ Mỹ, dưới cùng ghi nhà sản xuất là “TETRASUL INTL PRODUCTIVE TRADING Co.,Ltd. 123 Panorama Creek Drive rochester, Newyork 14625-2385 USA”, mặt sau có nhãn tiếng Việt ghi nhà nhập khẩu và phân phối là Cty TNHH Sản xuất Quốc tế ALPHATECH. Địa chỉ 178/30C Trần Văn Mười, Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM”. Tìm kiếm trên mạng, tôi không hề thấy có tên Cty nào là Espitar BioNetworks INC.USA cũng như sản phẩm BZT power của Cty này.


Hai loại men bất hợp pháp của Cty TNHH Gold Shrimp

Cũng như vậy, không hề thấy thông tin nào về TETRASUL INTL PRODUCTIVE TRADING Co.,Ltd và sản phẩm BZT WATER TREATMENT, WASTE. Mà cứ cho là những Cty và những sản phẩm trên chưa công bố thông tin trên mạng, thì đây cũng là những hàng “ngoại” bất hợp pháp vì không hề có trong các danh mục về sản phẩm được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản mà Bộ NN-PTNT đã ban hành.

Đại lý tiếp tay

Theo phản ánh của ông Lê Văn Trí, Trưởng phòng kinh doanh Cty TNHH Công nghệ sinh học A.T.C, và theo nguồn tin từ một số đại lý kinh doanh ở ĐBSCL, sở dĩ các loại men vi sinh nhái, giả nhãn hiệu, men vi sinh ngoài danh mục của Bộ NN-PTNT, đang được tiêu thụ mạnh ở các vùng nuôi tôm, là có sự tiếp tay của nhiều đại lý chỉ hám lợi trước mắt. Hiện nay, nhiều đại lý không quan tâm đến uy tín của nhà sản xuất, đến chất lượng của sản phẩm, mà chỉ cần biết chiết khấu nhận được là bao nhiêu.


Men vi sinh PRO-BZT của Cty TNHH Di Sản Xứng Đáng Chuyên Nghiệp không có trong danh mục

Biết được điều đó, những nhà sản xuất men vi sinh nhái, giả, ngoài danh mục (gọi chung là men vi sinh rởm) sẵn sàng đưa ra những mức chiết khấu rất cao. Có nhà sản xuất chiết khấu cho đại lý tới 30%, nếu đại lý lấy 10 thùng men thì còn tặng thêm 3 thùng. Thành ra mức chiết khấu thực tế lên tới trên 46%. Thậm chí đã có những nhà sản xuất bỏ mối cho đại lý với giá chỉ 70.000 đồng một gói men vi sinh. Đại lý bán loại men đó cho người nuôi tôm với giá tới 200.000 đ/gói.

Chỉ một gói men, đại lý bỏ túi tới 130 ngàn đồng. Còn nhà sản xuất, khi đã bỏ giá 70.000 đ/gói cho đại lý, đương nhiên cũng đã có lợi nhuận trong đó. Chỉ riêng người nuôi tôm là thiệt thòi, vì nếu giá mà nhà sản xuất đưa tới đại lý là 70.000 đ/gói, thì giá trị của vi sinh (nếu có) trong đó chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng là cùng. Với giá trị của vi sinh ít ỏi như thế, chưa kể tới chuyện men chẳng có tác dụng gì trong nuôi tôm, mà chỉ tính riêng giá mua và giá trị thực của men rởm, nông dân đã lỗ nặng rồi.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm