| Hotline: 0983.970.780

Đưa cây ăn quả phủ xanh trên đất cằn

Thứ Tư 15/12/2021 , 14:00 (GMT+7)

NINH THUẬN Từ những vùng đất cằn cỗi, nhiều vụ phải bỏ hoang, các loại cây ăn quả đang dần phủ xanh, mở ra triển vọng mới ở Ninh Phước (Ninh Thuận).

Những năm gần đây tại "vùng đất khát" Ninh Thuận, phong trào chuyển đổi các cây trồng kém giá trị, nhất là trên đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nước tưới sang các loại cây ăn quả ngày càng nở rộ và bước đầu nhiều mô hình đã cho giá trị kinh tế cao.

Mô hình trồng mới trồng bưởi da xanh trên đất cằn tại hộ ông Lê Văn Khách ở thôn Đá Trắng, xã Phước Thái (Ninh Phước, Ninh Thuận) thực hiện từ năm 2019 đến nay gần 3 năm, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Mô hình trồng mới trồng bưởi da xanh trên đất cằn tại hộ ông Lê Văn Khách ở thôn Đá Trắng, xã Phước Thái (Ninh Phước, Ninh Thuận) thực hiện từ năm 2019 đến nay gần 3 năm, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống khuyến nông ở địa phương đã luôn song hành, tư vấn, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật vào canh tác cây ăn quả đảm bảo hiệu quả, ăn chắc trên các diện tích chuyển đổi. 

Anh Lê Văn Khách ở thôn Đá Trắng, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước (Bình Thuận) chia sẻ: Trước đây, gia đình anh đến thôn Đá Trắng để lập nghiệp, cuộc sống vô cùng vất vả, thiếu thốn. Ngay cái tên "tôn Đá Trắng" cũng khiến người ta hình dung ra sự cằn cỗi của vùng đất này.

Đây là vùng đất này hoang hóa, cằn cỗi, mỗi năm chỉ sản xuất bấp bênh 1 - 2 vụ lúa, vào mùa nắng hạn thường bỏ hoang, thu nhập chẳng đáng là bao. Năm 2017, khi được xã vận động chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn, anh Khánh đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 100 gốcbưởi da xanh

Để đảm bảo chất lượng giống cũng như nắm vững quy trình kỹ thuật, anh đã nhờ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận tư vấn và đặt mua giống bưởi da xanh đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng từ Bến Tre…

Cùng với bưởi da xanh, hiện một số hộ dân ở Ninh Phước đã chuyển sang trồng mãng cầu dai, bước đầu cho triển vọng rất khả quan. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Cùng với bưởi da xanh, hiện một số hộ dân ở Ninh Phước đã chuyển sang trồng mãng cầu dai, bước đầu cho triển vọng rất khả quan. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Lúc mới đưa cây bưởi da xanh về trồng, nhiều người cho rằng vùng đất này không phù hợp, cây bưởi khó phát triển. Với suy nghĩ, nếu chịu khó thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua, anh bắt đầu thuê máy cày chở đất ở nơi khác về cải tạo, nên cây bưởi phát triển tốt.

Năm 2019, khi Dự án Khuyến nông Trung ương về xã, anh tiếp tục đăng ký trồng thêm 3 sào bưởi da xanh. Sau gần 3 năm trồng và chăm sóc, năm nay, vườn bưởi của anh đã khẳng định được vị thế ở vùng đất Đá Trắng, đã ra trái vụ đầu tiên. Gia đình anh còn lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm cho vườn.

Mô hình trồng cây bưởi da xanh của anh Khách được chính quyền xã Phước Thái chọn là mô hình tiêu biểu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và được nhiều nông dân ở các địa phương trong và ngoài xã đến tham quan học tập.

Anh Khách cũng rất nhiệt tình chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi. Anh mong muốn sẽ có nhiều hộ dân cùng thực hiện mô hình trồng cây ăn quả, góp phần hình thành vùng sản xuất tập trung để nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lực lượng cán bộ khuyến nông các địa phương đóng vai trò rất quan trọng nhằm tư vấn, chuyển giao tiến bộ, quy trình kỹ thuật cho bà con. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lực lượng cán bộ khuyến nông các địa phương đóng vai trò rất quan trọng nhằm tư vấn, chuyển giao tiến bộ, quy trình kỹ thuật cho bà con. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Ông Lâm Bình Sơn, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Phước cho biết: Từ thành công bước đầu ở mô hình trồng bưởi da xanh của hộ anh Lê Văn Khách, năm 2019, trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Trung ương “Dự án xây dựng mô hình trồng và thâm canh cây ăn quả (bưởi da xanh, tao, mãng cầu dai..) theo hướng VietGAP tại tỉnh

Ninh Thuận và Khánh Hòa” (thực hiện từ năm 2019 - 2021), huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng VietGAP tại một số địa phương ở huyện Ninh Phước.

Các hộ tham gia mô hình được nhận hỗ trợ nông dân 70% chi phí đấu tư (giống, phân, thuốc) và tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi da xanh. Đến nay, khi dự án đã kết thúc, kết quả nghiệm thu cho thấy các mô hình trồng bưởi da xanh đang phát triển tốt.

Cùng với đó, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp, xây dựng các mô hình xen canh cây trồng hiệu quả kinh tế.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.