| Hotline: 0983.970.780

Đưa công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp

Thứ Sáu 24/05/2024 , 16:12 (GMT+7)

Ngày 24/5, tại Bộ NN-PTNT, Ban Điều hành Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 tổ chức đánh giá, thảo luận kế hoạch thực hiện trong năm 2024.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), mục tiêu của Đề án là phát triển ngành công nghiệp sinh học (CNSH) có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học hiện đại của khu vực và thế giới. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý Ban Điều hành Đề án và các đơn vị liên quan xác định nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, tập trung hoàn thành để tạo tiền đề, động lực cho giai đoạn sau. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý Ban Điều hành Đề án và các đơn vị liên quan xác định nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, tập trung hoàn thành để tạo tiền đề, động lực cho giai đoạn sau. Ảnh: Trung Quân.

Nhiệm vụ chính bao gồm: Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ CNSH ngành nông nghiệp; xây dựng, phát triển tiềm lực CNSH ngành nông nghiệp; xây dựng, phát triển CNSH ngành nông nghiệp; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển CNSH ngành nông nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNSH nông nghiệp; truyền thông nâng cao nhận thức về CNSH ngành nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án. Kết quả, đến năm 2023, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp các nhiệm vụ KHCN và trình Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện 22 nhiệm vụ KHCN.

Các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt là những đề tài theo hướng tiếp cận, làm chủ công nghệ thế hệ mới như: Công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ protein, enzyme... phục vụ chọn tao giống cây trồng, vật nuôi, động vật thủy sản có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất thuận; sản phẩm sinh học phục vụ quản lý bệnh dịch hại cây trồng vật nuôi; sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm có giá trị gia tăng cao; dự án sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ sản phẩm kế thừa từ giai đoạn trước để tạo sản phẩm công nghệ đưa vào thương mại.

Trong thực hiện xây dựng và phát triển tiềm lực CNSH ngành nông nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đang tổ chức khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực đào tạo thực hiện nội dung công nghệ sinh học của các đơn vị trực thuộc Bộ. Đồng thời, tổ chức lồng ghép công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong khuôn khổ thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Đề án.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành sẽ đảm nhiệm vai trò đặt hàng, sơ tuyển, xây dựng nguồn nhân lực gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện đào tạo trong và ngoài nước.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, trong năm 2024 sẽ tập trung xây dựng Đề án phát triển CNSH thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với mục tiêu, nội dung Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: Trung Quân.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, trong năm 2024 sẽ tập trung xây dựng Đề án phát triển CNSH thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với mục tiêu, nội dung Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: Trung Quân.

Trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, Bộ NN-PTNT đã có chủ trương đầu tư 3 dự án tăng cường trang thiết bị cho Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện Chăn nuôi, Viện Nghiên cứu ngô với tổng kinh phí dự kiến 90 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa có định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên 3 dự án này chưa được thực hiện.

Trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông nâng cao nhận thức về CNSH ngành nông nghiệp, bên cạnh trang tin điện từ Agrobiotech.gov.vn thường xuyên cung cấp thông tin về hoạt động của Đề án, năm 2023 Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Tổ chức Croplife Asia tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị quốc tế về thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại, đặc biệt về phát triển và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen, chuyển gen sử dụng cho cây trồng, vật nuôi…

Trên cơ sở đó, trong năm 2024, phương hướng, nội dung Đề án tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng Đề án phát triển CNSH thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với mục tiêu, nội dung Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, dự kiến hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV/2024. Hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Điều hành và trình Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt trong quý II/2024.

Bên cạnh đó rà soát, hoàn thiện kế hoạch hành động của Bộ NN-PTNT triển khai phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2030 trình Bộ trưởng phê duyệt sau khi Đề án phát triển CNSH thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Song song đó, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển tiềm lực, công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển CNSH ngành nông nghiệp.

Các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt trong Đề án là những đề tài theo hướng tiếp cận, làm chủ công nghệ thế hệ mới như công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ protein, enzyme... Ảnh: Trung Quân.

Các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt trong Đề án là những đề tài theo hướng tiếp cận, làm chủ công nghệ thế hệ mới như công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ protein, enzyme... Ảnh: Trung Quân.

Mặt khác, tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về CNSH ngành nông nghiệp và phổ biến đến các doanh nghiệp, địa phương để thúc đẩy sự tham gia đầu tư phát triển công nghệ, sản phẩm đã có của chương trình công nghệ nông nghiệp, thủy sản giai đoạn trước. Hợp tác nghiên cứu, phát triển các công nghệ, sản phẩm mới; nhập khẩu, chuyển giao công nghệ mới ở nước ngoài vào Việt Nam.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành văn bản quản lý an toàn sinh học các sản phẩm tạo ra từ công nghệ thế hệ mới, trước mắt là công nghệ chỉnh sửa gen.

Ngoài ra, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp cận, tiếp thu và chuyển giao công nghệ sinh học mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp thông qua các chương trình, nhiệm vụ hợp tác song phương, đa phương, đội ngũ chuyên gia người Việt ở nước ngoài. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn sâu về công nghệ sinh học; thực hiện hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các đơn vị nghiên cứu ở các nước có ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học cao.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện Đề án. Tuy nhiên, một số bộ phận, khâu còn những điểm hạn chế, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ sớm.

Bên cạnh đó, công nghiệp sinh học trong nông nghiệp bao hàm rất nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp… nên nhiệm vụ của Đề án nhiều, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao, trang thiết bị, kinh phí hạn chế. Ban Điều hành và các đơn vị liên quan phải nghiên cứu, đánh giá, xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn, trong đó chỉ rõ đâu là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung nguồn lực hoàn thành tốt để tạo tiền đề, động lực cho các nội dung khác, giai đoạn tiếp theo.  

Xem thêm
Báo chí dẫn dắt thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp

CẦN THƠ Báo chí không chỉ phản ánh những góc khuất, mặt trái của xã hội mà còn đóng vai trò dẫn dắt con đường thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp trong nông dân.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Thái Nguyên mưa lớn, ngập sâu

Tối 10/6, mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lượng mưa to, liên tục khiến nhiều tuyến phố xảy ra tình trạng ngập úng, xe cộ di chuyển khó khăn.

Đưa 139 hộ dân Nguyệt Đức 'lên bờ': Bắc Giang thiếu chủ động!

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang khẳng định, dự án đưa 139 hộ dân làng chài Nguyệt Đức ra khỏi vùng thiên tai hoàn toàn có cơ sở pháp lý và nhân văn.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm