| Hotline: 0983.970.780

Dưa hấu bỏ trắng đồng, không ai thu mua

Thứ Hai 16/03/2020 , 09:37 (GMT+7)

Vụ dưa hấu đông xuân năm 2020 ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đang vào thời điểm thu hoạch rộ, nhưng bà con điêu đứng vì dưa không bán được.

Ông Nguyễn Tấn Nam bên đống dưa chất đống bán không được.

Ông Nguyễn Tấn Nam bên đống dưa chất đống bán không được.

Năm nay, dưa hấu được mùa, nhưng do dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu khó khăn, thị trường nội địa cũng không bán được, giá chỉ vài trăm đồng mỗi kg dưa mà thương lái cũng không thu mua. Dưới những ruộng dưa sai quả là những gương mặt thất thần, buồn rầu của nông dân.

Đã hơn 10 giờ sáng nhưng chị Nguyễn Thị Lành, thôn Xuân Hòa, xã Tịnh Hiệp ngồi thẫn thờ bên 10 sào dưa hấu ở đồng Phú Sơn đã đến thời kỳ chín rộ, nhưng không có thương lái đến mua.

Những năm trước đây, gia đình chị cũng trồng từng này diện tích dưa, nhưng dù giá có thấp cũng được 3 - 4.000 đồng/kg, 10 sào dưa hấu trong vòng 3 tháng chị cũng kiếm được trên chục triệu đồng.

Nhưng năm nay coi như mất trắng, lại còn nợ nần do phải mua chịu các loại vật tư, giống, phân bón, dưa nằm hết trên đồng thì không biết lấy đâu tiền trả nợ. Dưa hấu chín trên ruộng chị đành đem về cho bò ăn.

Còn ông Nguyễn Tấn Nam, xã Tịnh Hiệp cũng đang điêu đứng vì dưa hấu chín đã hái chất từng đống, nhưng cũng không bán được. Ông phải thuê xe lặn lội đến các nơi trong tỉnh để bán lẻ với hi vọng được đồng nào hay đồng ấy.

Hiện tại, với 8 sào dưa hấu của gia đình, thì có 3 sào đang thời kỳ thu hoạch mà không bán được, vụ dưa hấu năm nay của ông Nam coi như mất trắng.

Ông Nam cho biết: “Ngay đầu vụ có một số thương lái đến mua đưa với giá 2.200 đồng/kg nhưng giá đó thương lái chỉ mua được một tuần thôi.

Lúc ấy thì dưa trong vùng chưa chín, đến lúc chín rồi thì thương lái không mua, bà con đành phải bỏ ngoài ruộng, ngoài đồng”.

 Chị Lành bên ruộng dưa với những trái dưa nứt toát do không ai mua.

 Chị Lành bên ruộng dưa với những trái dưa nứt toát do không ai mua.

Vụ dưa hấu ĐX 2020, toàn huyện Sơn Tịnh trồng trên 130 ha, trong đó xã Tịnh Hiệp chiếm hơn 90 ha, chủ yếu ở các thôn Xuân Hòa, Mỹ Danh, Đức Sơn.

Dưa hấu bắt đầu xuống giống từ tháng 12/2019, các diện tích trà đầu, bà con đã thu hoạch khoảng 25 ha, thời điểm trước, nông dân bán được với giá từ 2.200- 3.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm này dưa hấu chín rộ với khoảng 40 ha thì không có ai đến thu mua, người dân tự vận chuyển đến các nơi trong tỉnh để bán với mong muốn thu lại ít vốn.

Thậm chí dưa hấu chín, bà con để rục trên đồng hoặc đem về cho trâu, bò ăn. Thương lái thì không mua, còn người nông dân trồng dưa hấu thì bỏ bao nhiêu vốn liếng, dầm sương dãi nắng để bám trụ với ruộng dưa hấu giờ cũng buồn bã vì dịch bệnh Covid-19.

Người dân chán nản vứt bỏ dưa ngay ngoài đồng cho trâu, bò ăn.

Người dân chán nản vứt bỏ dưa ngay ngoài đồng cho trâu, bò ăn.

Ông Đỗ Xuân Hùn, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp cho biết: “Hiện giờ dưa trắng đồng hết rồi, xã Tịnh Hiệp có khoảng 40 ha chín rộ nhưng thương lái không đến mua, bà con đành cắt và vận chuyển đi bán ở các xã miền núi. UBND xã cũng kêu gọi các doanh nghiệp, huy động các hội đoàn thể, đoàn thanh niên tiêu thụ, nhưng cũng không được bao nhiêu”.

Lại một mùa dưa hấu thất thu với người nông dân Sơn Tịnh. Đối với người nông dân một nắng hai sương thì thành quả lao động, vốn liếng đầu tư vào vụ dưa hấu này đã bị trôi tuột.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm