| Hotline: 0983.970.780

Dưa hấu phủ ni lông đảm bảo an toàn thực phẩm

Thứ Ba 14/07/2020 , 10:45 (GMT+7)

Mô hình được tổ chức tại thôn Lễ Môn, xã Phong Bình, huyện Gio Linh (Quảng Trị) với diện tích 5ha gồm 35 hộ dân tham gia.

Trao tem truy xuất nguồn gốc cho nông dân tham gia mô hình.

Trao tem truy xuất nguồn gốc cho nông dân tham gia mô hình.

Ông Trần Văn Bình, HTX Nông nghiệp Lễ Môn cho biết, từ khi nhận được mô hình HTX đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông theo sát bà con trong tất cả các khâu kỹ thuật, đôn đốc bà con từ làm đất, rải bạt, ủ giống cho đến bón phân, chăm sóc...

Ông Nguyễn Khắc Hiếu, vụ dưa năm nay trồng 12 sào (500m2/sào), 6 sào trong mô hình và 6 sào ngoài mô hình.

Ông Hiếu cho hay, hai ruộng dưa cùng triển khai một lúc nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau đã cho kết quả khác xa nhau.

Ruộng mô hình chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh sinh học, nên an toàn với sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái.

Ruộng đại trà bón thừa đạm, nhưng thiếu lân so với quy trình, đồng thời không sử dụng màng phủ luống, phân vi sinh và chế phẩm Trichodepma dùng để ủ phân chuồng nên số lượng và chất lượng quả không bằng ruộng mô hình.

“Nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bón cân đối tỉ lệ NPK, đồng thời được phun bổ sung phân bón lá sinh học đa dinh dưỡng phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng.

Ngoài ra, ruộng mô hình được bón phân chuồng ủ với chế phẩm Trichodema, kết hợp bón lót phân hữu cơ vi sinh, nên đất tơi xốp hơn, đồng thời hạn chế được một số đối tượng nấm bệnh trong đất, cây trong ruộng mô hình phát triển khỏe hơn”, ông Hiếu nói.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Lộc chỉ đạo mô hình cho biết: Sau khi gặt lúa Đông Xuân đã chỉ đạo các hộ dân làm đất gieo trồng nên đảm bảo được tính thời vụ.

Mặt khác ruộng mô hình sử dụng bạt phủ nên duy trì độ ẩm lâu hơn, hạn chế thất thoát phân bón và phát triển của cỏ dại, các chỉ tiêu sinh trưởng đều cao hơn ruộng đại trà từ 6 - 12,5%.

Công tác chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cũng được thực hiện tốt, nên các giai đoạn phát dục của cây diễn ra thuận lợi, tập trung, không có biến động lớn xảy ra trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, phù hợp với bản chất di truyền của giống.

Qua kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm dưa hấu của Trung tâm Kiểm định Y tế tỉnh Quảng Trị, một số chỉ tiêu test mẫu đều đạt yêu cầu, như dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, nhóm lân hữu cơ và carbamate, chì (Pb), Escherichia Coli, Coliforms... đều ở mức thấp cho phép.

Cùng đó Trung tâm đã hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên dưa hấu được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ dễ dàng.

Kiểm tra ruộng dưa hấu trong mô hình.

Kiểm tra ruộng dưa hấu trong mô hình.

Mô hình sản xuất dưa hấu trên đất lúa thiếu nước, sử dụng màng phủ luống, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ trước đến nay so với các cây trồng khác như lúa, đậu xanh và dưa hấu không phủ bạt nilon.

Với năng suất đạt 20 tấn/ha, cho thu nhập trên 200 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí đầu vào kể cả công làm đất, chăm sóc, thu hoạch, mỗi ha lãi khoảng 100 triệu.

Ông Nguyễn Văn Út, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Bình, cho biết, hiện người dân đã chuyển đổi được 30ha đất lúa thiếu nước sang trồng dưa, trong đó có 5ha trồng dưa theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Trong thời gian tới chính quyền địa phương sẽ vận động hộ dân nhân rộng mô hình. Xã sẽ tích cực tìm kiếm nguồn hỗ trợ để nhân rộng mô hình cũng như giúp bà con chuyển đổi những diện tích đất lúa thiếu nước còn lại trong vụ hè thu sang cây trồng cạn”, ông Út cho hay.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm