| Hotline: 0983.970.780

Đưa nông sản lên sàn giao dịch

Thứ Hai 20/04/2020 , 13:10 (GMT+7)

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử đã mở ra cánh cửa tiêu thụ mới cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương được quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ thương mại. Ảnh: Kiều Hải.

Những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương được quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ thương mại. Ảnh: Kiều Hải.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới giúp sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cạnh tranh trên thị trường và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng nên trong thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tìm đến các sàn giao dịch để đăng ký, tìm đầu ra cho mình nhờ đó đã tiếp cận được với các kênh phân phối lớn.

Điển hình như HTX Chăn nuôi, sản xuất nông sản sạch, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa. Trong năm 2018, thông qua sàn thương mại điện tử của tỉnh, HTX đã tiếp nhận hàng trăm đơn hàng từ các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam mua sản phẩm mỳ gạo bao thai. Nhờ đó qua 2 năm, HTX đã tiêu thụ trên 6 tấn mỳ gạo bằng hình thức này.

Với việc đưa nông sản lên sàn giao dịch đã giúp các đơn vị sản xuất cũng như doanh nghiệp địa phương trong quảng bá, mở rộng thị trường và tạo sự thuận tiện hơn với người mua. Không chỉ trên sàn thương mại điện tử của tỉnh, nhiều đơn vị còn chủ động tiếp cận các sàn khác như Voso.vn, gcaeco.vn, postmart.vn…

Chị Phạm Thị Thủy, Chủ nhiệm HTX Chè Thủy Thuật, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên cho biết, tháng 07/2019, sau khi Hội Nông dân tỉnh có chương trình về việc quảng bá, giới thiệu và cung cấp nông sản trên sàn Voso.vn, HTX đã đăng ký để đưa sản phẩm chè lên sàn.

Từ khi tham gia sàn giao dịch điện tử và được hỗ trợ thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, các sản phẩm chè của HTX được thị trường ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn, đối tác cũng được mở rộng, do vậy mà số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ đã tăng lên đáng kể.

Là một người tiêu dùng, chị Hoàng Thị Duyên, phường Lương Sơn, TP Sông Công cho hay, thông qua các trang thương mại điện tử uy tín, người tiêu dùng như chúng tôi có thể dễ dàng mua các sản phẩm nông sản an toàn bằng cách trực tuyến.

Đồng thời cảm thấy yên tâm hơn khi mua hàng hóa qua mạng, bởi sản phẩm được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng định: Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ đang thực sự trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu, rất cần thiết.

Hiện nay, để kinh doanh nông sản, đòi hỏi nhiều yếu tố, ngoài việc sản xuất theo hình thức tập trung, có truy xuất nguồn gốc, mã code, đạt quy chuẩn an toàn thì việc giới thiệu sản phẩm cho các đối tác để ký kết rất quan trọng. Do đó, thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động đưa nông sản an toàn lên nhiều sàn giao dịch điện tử.

Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh sẽ tăng cường sự phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai, kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX triển khai truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng website quảng bá sản phẩm để nâng cao tính minh bạch, tính cạnh tranh và phát triển bền vững thương hiệu.

Từ khi tham gia sàn giao dịch điện tử và truy xuất nguồn gốc điện tử, các sản phẩm chè được thị trường ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn. Ảnh: Kiều Hải.

Từ khi tham gia sàn giao dịch điện tử và truy xuất nguồn gốc điện tử, các sản phẩm chè được thị trường ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn. Ảnh: Kiều Hải.

Anh Hà Quang Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương Thái Nguyên) cho biết: Sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, HTX, nông dân có điều kiện tham gia phân phối sản phẩm nông sản an toàn cho cộng đồng qua hình thức bán hàng trực tuyến.

Đây cũng là kênh thông tin giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm của mình trên hệ thống chợ thương mại điện tử một cách dễ dàng, thuận lợi, chi phí thấp hoặc miễn phí...

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.