| Hotline: 0983.970.780

Mang gà thả lên đồi thu về tiền trăm triệu

Thứ Hai 06/04/2020 , 08:15 (GMT+7)

Nam Hòa vốn là một xã nghèo miền núi của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, có tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao.

Hình thức nuôi gà thả đồi phát triển mạnh ở xã Nam Hòa trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Kiều Hải.

Hình thức nuôi gà thả đồi phát triển mạnh ở xã Nam Hòa trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Kiều Hải.

Tuy nhiên những năm gần đây do phát huy hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới cùng với việc thay đổi cách nghĩ cách làm đúng đắn mà đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng lên.

Đặc biệt là việc chuyển đổi các mô hình kinh tế theo hướng phát triển trang trại, gia trại giúp cho các hộ gia đình có thu nhập ổn định.

Với việc tận dụng lợi thế sẵn có từ đất đồi rừng, người chăn nuôi ở xã Nam Hòa đã phát triển mô hình gà thả đồi trên quy mô lớn mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng rừng như trước.

Gia đình anh Diệp Văn Cường ở xóm Na Quán, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là một ví dụ điển hình.

Anh Cường cho biết: Gia đình anh bắt đầu nuôi gà thả đồi từ cuối năm 2014 đầu 2015. Tận dụng diện tích đất vườn đồi sẵn có hơn 6.000m2 của gia đình, anh Cường thả gà dưới tán keo vừa giúp gà có bóng mát lại vừa có không gian thoải mái để gà chạy nhảy.

Ban đầu anh nuôi với số lượng ít sau đó khi đã có kinh nghiệm anh nâng dần số lượng đàn gà lên. Đến nay tổng số đàn gà của gia đình anh đã lên tới gần 11.000 con đủ các lứa tuổi khác nhau.

Chia sẻ với PV, anh Cường cho hay nuôi gà thả sẽ được giá cao hơn so với gà nhốt chuồng do chất lượng thịt thơm ngon và săn chắc hơn, đồng thời lại có thể tiết kiệm được không gian diện tích và chi phí xây dựng chuồng trại rất lớn. 

Cũng theo anh Cường, việc nuôi gà phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nên cần đặc biệt chú ý khi thời tiết thay đổi đột ngột bởi lúc này gà rất dễ bị bệnh. Vì thế vào mùa đông cần phải làm chỗ ăn ở tốt và giữ ấm để gà khỏi bị bệnh vì rét, còn mùa hè thì ngoài việc bố trí chỗ ăn ngủ thoáng mát cho gà còn cần cho gà uống điện giải để làm mát thân nhiệt của gà. 

Thông thường, thời gian nuôi một lứa gà từ khi vào chuồng đến khi xuất bán kéo dài khoảng 4 tháng 10 ngày. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 200 triệu đồng tiền lãi từ việc nuôi gà thả đồi.

Bên cạnh việc phát triển thành công mô hình gà đồi của gia đình mình, anh Cường còn hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng về kỹ thuật cũng như cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi ổn định cho các hộ gia đình. Ngoài gia đình anh Cường, rất nhiều hộ dân trong vùng cũng phát triển chăn nuôi theo hướng này cho thu nhập đáng kể.

Với diện tích 6.000m2 đất vườn đồi, anh Cường thả gần 11.000 con gà thịt đủ các lứa tuổi khác nhau. Ảnh: Kiều Hải.

Với diện tích 6.000m2 đất vườn đồi, anh Cường thả gần 11.000 con gà thịt đủ các lứa tuổi khác nhau. Ảnh: Kiều Hải.

Nếu như việc trồng keo phải mất từ 5 – 7 năm mới có thể cho thu nhập thì với việc chăn nuôi gà thả đồi chỉ sau khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng là người dân đã có thể xuất bán và có thu nhập. Thậm chí tiền lãi từ việc chăn nuôi gà có thể cao hơn 2 – 3 lần so với trồng rừng.

Hơn nữa các hộ dân vừa có thể tận dụng diện tích đất vườn đồi để trồng cây rừng lại vừa có thể chăn nuôi gà dưới tán cây rừng rất thuận lợi.

Gia đình ông Hoàng Văn Hương, xóm Bờ Suối, xã Nam Hòa cũng là một trong những hộ dân ở đây chăn nuôi gà thả đồi mang lại nguồn thu nhập cao.

Ông Hương cho biết, gia đình ông nuôi gà thả đồi đã gần hai chục năm nay và là một trong những người đi đầu trong nuôi gà thịt thả đồi ở địa phương. Ngoài nuôi gà thịt thường, mấy năm gần đây gia đình ông còn kết hợp thêm nuôi gà trống thiến thả đồi cho hiệu quả rõ rệt.

Lúc đầu gia đình ông chỉ nuôi thử vài con, sau đó nhận thấy nuôi gà trống thiến mang lại thu nhập cao hơn gà thịt thường, mà lại không mất quá nhiều công chăm sóc nên ông đã quyết định phát triển số lượng lớn dần lên.

Ngoài nuôi gà thịt thường, mấy năm gần đây gia đình ông Hương còn kết hợp thêm nuôi gà trống thiến thả đồi cho hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Kiều Hải.

Ngoài nuôi gà thịt thường, mấy năm gần đây gia đình ông Hương còn kết hợp thêm nuôi gà trống thiến thả đồi cho hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Kiều Hải.

Cũng như nhiều hộ gia đình khác trong xã, tận dụng 1ha diện tích đất vườn đồi, năm 2019 ông Hương nuôi 500 con gà trống thiến, sau thời gian 8 tháng, ông xuất bán thu về hơn 150 triệu đồng tiền lãi. Thời gian tới, gia đình ông lại tiếp tục thiến lứa gà tiếp theo để nuôi phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

Ông Trần Văn Phương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Hòa cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã Nam Hòa có khoảng 40 mô hình trang trại, gia trại và 1 HTX với quy mô lớn. Trong đó có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà với quy mô từ 1.000 con trở lên.

Về cơ bản, các trang trại nuôi gà này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Việc nuôi gà thả đồi đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều người có công ăn việc làm không ổn định và cải thiện cuộc sống đáng kể.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm