| Hotline: 0983.970.780

Đưa 'rau vua' xuống ruộng

Thứ Năm 08/08/2019 , 10:10 (GMT+7)

Với thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, măng tây là loại rau thích nghi với vùng đất trồng màu ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú (An Giang).

21-37-12_du_ru_vu_xuong_ruongstill005

Những nông dân vùng này đã mạnh dạn đưa cây “rau vua” xuống ruộng cù lao, và có thu nhập ổn định nhờ XK măng tây ra nước ngoài. Từ giữa năm 2018, hộ nông dân Kiều Minh Thành ở ấp Bình Thới, xã Bình Thủy, đầu tư trồng 800m2 măng tây nhập từ Hà Lan. Sau 6 tháng trồng, măng tây đã phát triển tốt và cho năng suất khá cao.

Vụ đầu tiên, trong 4 tháng thu hoạch được 1,4 tấn măng tây, với giá 40.000 đồng/kg ký hợp đồng bao tiêu với Công ty GAPFOOD- Cần Thơ. Sau 1 năm trồng măng tây, anh Thành đã thu hồi vốn đầu tư. Măng tây dễ trồng, không bị úng, ít sâu bệnh. Với quy trình xử lý phân hữu cơ, hệ thống tưới nhỏ giọt nên bụi măng tây nhanh phát triển và đẻ nhiều măng non, một năm có thể thu hoạch 3 lần, mỗi lần 3 tháng hái liên tục sau đó để 1 tháng cây nghỉ dưỡng.

Ưu điểm của măng tây là tuổi thọ, sức sống lâu nên được mệnh danh là “rau vua”. Theo anh Thành, sau mỗi đợt thu hoạch thì anh tiếp tục chăm sóc, bón phân dưỡng 1 tháng, rồi hái đợt tiếp theo. Một công đất trồng măng tây cho 1,5 tấn trở lên. “Một ngày thu hoạch 15kg, cân cho công ty thành tiền là 600 ngàn đồng, trừ chi phí công lao động, công hái và các chi phí khác 150.000 đồng thì còn dư 450.000 đồng. Hiện nay tôi đang mở rộng diện tích măng tây cung cấp cho HTX Lợi Phát lên đến 15 công, dự tính tôi xuống giống thêm khoảng 3.000 m2 nữa”, anh Thành chia sẻ.

Nhờ có đầu ra ổn định, nông dân huyện Châu Phú an tâm mở rộng diện tích trồng măng tây, tập trung chủ yếu ở HTX Lợi Phát (xã Bình Thủy) và các ở xã lân cận. Cây trồng này đã mở ra hướng đi mới cho nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bởi ngoài thị trường xuất khẩu thì măng tây còn được người tiêu dùng ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao, ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất