| Hotline: 0983.970.780

Măng tây xanh ở Bắc Ninh dễ trồng, thu nhập 150 - 300 triệu đồng/ha/năm

Thứ Hai 27/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Măng tây xanh cho thu nhập cao hơn so với các loại rau củ quả khác, sau khi trừ chi phí người trồng có lãi từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm được các doanh nghiệp thu mua hết để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lúc cao điểm măng loại 1 là 90 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ 25 - 30 nghìn đồng/kg.

10-45-35_nh-1
Trồng măng tây xanh, hướng đi mới của nông dân Bắc Ninh
 

Sau 2 năm triển khai mô hình trồng măng tây xanh ở Bắc Ninh đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên vùng đất ven sông, bãi bồi. Theo Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh, măng tây xanh là loại cây dễ trồng.

Từ khi gieo hạt ươm cây giống cho đến thu hoạch là 6 tháng, sau đó cho thu quanh năm, thời gian trồng từ 8 - 10 năm, thậm chí 12 năm nếu chăm sóc tốt. Cây càng lâu năm, càng ra nhiều nhánh, sản lượng cũng tăng lên. Vì vậy, mức lợi nhuận năm sau so với năm trước khoảng 20%.

Măng tây xanh cho thu nhập cao hơn so với các loại rau củ quả khác, sau khi trừ chi phí người trồng có lãi từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm được các doanh nghiệp thu mua hết để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lúc cao điểm măng loại 1 là 90 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ 25 - 30 nghìn đồng/kg.

10-45-35_nh-2
Măng tây xanh phù hợp đất phù sa, bãi bồi

 

Ông Trần Xuân Dẫn, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh cho biết, cây măng tây xanh đã phát triển trên 3 huyện Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du với diện tích khoảng 10ha mang lại thu nhập cao cho nông dân. Cây măng tây xanh ưa ánh sang, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20 - 30 độ C, tốt nhất là 23 -24 độ C, măng tây chịu được rét, nhưng dưới 20 độ C măng ngừng sinh trưởng. Nên trồng trên đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, đất phù sa mới bồi ven sông, đất bazan, đất cát pha, đất không có sét dẻo…

Sản xuất cây “nhà giàu” này chi phí đầu tư giống khá cao, từ 10 - 15 nghìn đồng/cây, bình quân 1ha trồng từ 8 - 10 nghìn cây. Tổng chi phí giống, phân bón, công lao động trên 300 triệu đồng cho… Sau 2 năm triển khai, năng suất đạt khoảng 70kg/ha/ngày, sau đó thu hoạch liên tục 200 ngày, trừ mọi chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Anh Phan Huy Phượng ở xã Lãng Ngâm (huyện Gia Bình) chia sẻ: “Măng tây xanh dễ trồng hầu như không có sâu bệnh, thời gian thu hoạch kéo dài trên 10 năm, không cần nhiều nhân công, lại nhàn. Đầu ra sản phẩm luôn ổn định, gia đình tôi không đủ số lượng mà bán, thu hoạch được bao nhiêu thương lái thu mua hết”.

Hiện gia đình anh Phượng trồng gần 1ha măng tây xanh, mỗi ngày thu hoạch 70 - 80kg/ha, cao điểm thu 1 tạ, doanh thu bình quân trên 5 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng/năm.

10-45-35_nh-3
Ảnh: Trần Hồ

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.