| Hotline: 0983.970.780

Đức cần khoảng 1 triệu xét nghiệm/tuần để kiềm chế Covid-19

Thứ Sáu 03/04/2020 , 07:32 (GMT+7)

Đức vẫn cần tăng đáng kể tỷ lệ xét nghiệm nếu muốn kiềm chế thành công virus, các nhà khoa học tư vấn cho chính phủ.

Bệnh nhân Covid-19 tại Metz, miền đông nước Pháp, được sơ tán đến Essen, Đức, hôm 28/3/2020. Ảnh: AP.

Bệnh nhân Covid-19 tại Metz, miền đông nước Pháp, được sơ tán đến Essen, Đức, hôm 28/3/2020. Ảnh: AP.

Đất nước này có khả năng thực hiện tới 500.000 bài kiểm tra mỗi tuần, nhưng phải "tăng số đó lên hơn một triệu/tuần, hoặc 200.000 bài kiểm tra mỗi ngày", họ nói.

Điều này bất chấp các quốc gia khác đang học hỏi Đức vì tỷ lệ kiểm tra tương đối cao, đi kèm với tỷ lệ tử vong tương đối thấp (dưới 1%).

Khi chính phủ Anh đấu tranh để khắc phục sự thiếu hụt thử nghiệm, Đức đã liên tục được nêu tên như một ví dụ để học hỏi trong những ngày gần đây, nhưng một nghiên cứu khoa học bí mật được chính phủ ủy quyền và gần đây bị rò rỉ trên truyền thông Đức cho thấy: nếu muốn tránh Covid-19 bùng phát, quốc gia này cần phải tăng đáng kể số lượng xét nghiệm.

Kể từ khi chính phủ áp lệnh phong tỏa chặt chẽ, bao gồm đóng cửa biên giới đất nước, đóng cửa trường học và nhà trẻ, các nhà khoa học cho biết khoảng một triệu người Đức, quốc gia 83 triệu dân, có thể bị nhiễm virus, khoảng 12.000 người sẽ chết. Tuy nhiên, viễn cảnh đen tối đó dựa trên sự gia tăng xét nghiệm lên 100.000/ngày và trong vòng vài tuần lên 200.000/ngày.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, để thực hiện thử nghiệm theo cách hiệu quả và nhanh nhất có thể, về lâu dài, cần dựa vào big data và/hoặc theo dõi vị trí qua điện thoại di động, điều gây ra tranh cãi.

Lothar Wieler, người đứng đầu cơ quan tư vấn sức khỏe cộng đồng chính của chính phủ, Viện Robert Koch (RKI), nói rằng cho dù số lượng xét nghiệm của Đức cao so với các nước khác, thì vẫn cần tăng tốc.

"Chúng tôi cần tăng hiệu quả", ông nói. "Việc sử dụng các xét nghiệm nhanh hơn và đơn giản hơn, ngoài xét nghiệm phản ứng chuỗi PCR - polymerase tiêu chuẩn hiện nay, phát hiện trực tiếp DNA hoặc RNA của mầm bệnh cũng sẽ sớm được áp dụng".

Đức có một mạng lưới rộng lớn gồm hơn 85 phòng thí nghiệm và có lịch sử phát hiện bệnh sớm. Mạng lưới toàn quốc được thiết lập giữa các hoạt động của bác sĩ, thường được sử dụng để theo dõi bệnh cúm, cũng sẽ dùng vào mục đích xét nghiệm Covid-19 từ tháng 2 trở đi, và thực tế hệ thống chỉ phát hiện 1 trường hợp vào ngày 12/3 cho thấy rằng virus không hề lan rộng trước đó.

Đã có sự quan tâm lớn trên toàn thế giới về lý do tại sao tỷ lệ tử vong ở Đức từ Covid-19 vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Tỷ lệ tử vong của Đức chỉ khoảng 0,5%, so với Italia 9,5% và trung bình toàn thế giới cỡ 4,7%.

"Thực tế là Đức bắt đầu xét nghiệm sớm trên diện rộng. Theo cách đó, nhiều trường hợp, gồm cả ca nhẹ được phát hiện và thường không bao gồm người già", ông Wieler nói.

"Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch bệnh và hoàn toàn không rõ nó sẽ phát triển như thế nào. Tất nhiên, số người chết ở Đức sẽ tăng lên là điều khó tránh", ông cảnh báo.

Các phòng thí nghiệm trên khắp nước Đức báo cáo họ phải đối mặt với nhiều trở ngại khi tìm cách tăng công suất.

Hệ thống liên bang Đức đã góp phần thu thập dữ liệu không hiệu quả - bao gồm một bức tranh không rõ ràng về bao nhiêu thử nghiệm đã được thực hiện - và trì hoãn thử nghiệm các trường hợp nghi ngờ, cung cấp kết quả hoặc thông báo cho người liên hệ.

Theo hướng dẫn của RKI, nên ưu tiên kiểm tra nhân viên y tế, những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có triệu chứng nhiễm virus, và những người tiếp xúc với người mắc bệnh, từ đó cách ly các trường hợp này.

Nhưng nhiều người làm việc trên tuyến đầu xét nghiệm đang lo ngại về việc thiếu nguyên liệu và kém hiệu quả, cũng như thiếu nhân viên, buộc nhiều người làm việc cả bảy ngày trong tuần.

"Thuốc thử mà chúng tôi cần được sản xuất chỉ bởi ba nhà cung cấp ở Đức và chúng đã cạn kiệt", Elisabeth Koerber-Kröll từ khoa y tế quận ở Schwäbisch Hall, ở Baden-Wurmern, Tây Nam nước Đức, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus, nói với đài truyền hình SWR.

Việc tăng cường cũng đang được đưa vào các xét nghiệm kháng thể, cũng như xét nghiệm kháng nguyên, như một cách hiệu quả hơn để kiểm soát virus lây lan, ngoài việc tự kiểm tra, mặc dù nhiều người nghi ngờ rằng liệu điều này có đủ tin cậy.

Số liệu mới nhất cho thấy Đức đang là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới, với 84.794 ca mắc Covid-19, trong số đó 1.107 người đã chết.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.