| Hotline: 0983.970.780

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Thứ Năm 03/11/2022 , 07:47 (GMT+7)

HÀ TĨNH Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

100 người nuôi, chỉ 30 – 40 người có lãi

Có một thực trạng mà người nuôi tôm và ngành chuyên môn về nuôi trồng thủy sản (NTTS) các tỉnh phía Bắc nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng phải nhìn nhận thấu đáo đó là tỷ lệ nuôi tôm thành công của bà con những năm gần đây càng ngày càng thấp. Theo một cán bộ thuộc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm với 7/13 huyện, thị có diện tích NTTS mặn lợ.

Trước đây, khi nuôi tôm “1 vốn 4 lời” thì nghề này được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, song khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nuôi tôm thắng lợi của bà con chỉ đạt 30 – 40%, thậm chí có năm dưới 30%.

z3501154650723_ae740fa4e0234b6aebd794db3627b6cf

Đặc thù thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh liên miên khiến người nuôi tôm ở Hà Tĩnh và các tỉnh phía Bắc gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TL.

Tức là 100 người nuôi tôm chỉ có 30 – 40 người có lãi, còn lại thua lỗ. Đại đa số các hộ sản xuất cho rằng, môi trường nước, ao hồ ngày càng ô nhiễm; nhiệt độ, thời tiết nắng mưa đan xen thất thường và các dịch bệnh nguy hiểm như gan tụy cấp, EHP gây hại liên tục khiến người nuôi tôm “ôm nợ”.

Khi nghề nuôi tôm “lao dốc”, sự quan tâm của chính quyền một số địa phương cũng không còn mặn mà, dẫn đến diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát toàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cũng giảm đến gần 300ha so với quy hoạch cũ. Nguyên nhân là do chồng chéo hoặc điều chỉnh sang quy hoạch ngành nghề khác.

“Khi người nuôi gặp khó thì chuỗi cung ứng giống, thức ăn, thuốc hay bao tiêu sản phẩm đều phải chịu ảnh hưởng. Nếu chính quyền địa phương và ngành chuyên môn bỏ rơi, chắc chắn nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh còn đi xuống chứ đừng nói vươn lên thời hoàng kim", một người nuôi tôm lâu năm thổ lộ.

Trước mắt, để vực dậy nghề nuôi tôm chủ lực, ngành chuyên môn tập trung khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh, công nghệ cao, tập trung đầu tư cho các vùng nuôi tôm có tính chất sản xuất hàng hóa lớn nhằm tăng năng suất trên đơn vị diện tích, giảm thiểu dịch bệnh; phát triển các mô hình, hình thức nuôi mới (nuôi trong nhà, nuôi trong bể tròn khung sắt lót bạt, nuôi 2 giai đoạn...); tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào như thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học…

Riêng nguồn giống, hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có 2 trại sản xuất, ương dưỡng giống tôm mặn lợ, năm 2021 đã sản xuất, ương dèo đạt 512 triệu con tôm giống; 6 tháng đầu năm 2022 đã sản xuất, ương dèo trên 300 triệu con.

Empty

Để hạn chế các tồn tại trong quá trình nuôi tôm, Công ty Thông Thuận Hà Tĩnh dự kiến chuyển từ dòng tôm siêu lớn sang dòng tôm giống kháng bệnh. Ảnh: TL.

Đi đầu trong sản xuất, cung ứng giống tôm chất lượng phải kể đến Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh (viết tắt Công ty Thông Thuận). Doanh nghiệp này đã đặt nền móng phát triển tại Hà Tĩnh vào năm 2016, với tham vọng cung cấp tôm giống tôm chất lượng cao cho các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế ra đến Quảng Ninh, Hải Phòng…

Theo ông Võ Châu Trọng, Giám đốc Công ty, 2 năm đầu do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Công ty Thông Thuận trở thành doanh nghiệp cung cấp giống tôm lớn nhất nhì khu vực phía Bắc.

Các vùng nuôi tôm lớn như Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… đều lựa chọn tôm giống Thông Thuận để thả nuôi.

Anh Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) đánh giá: “Giống tôm Công ty Thông Thuận cung ứng luôn được kiểm định chất lượng đầy đủ và tôm lớn nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Năm 2021 – 2022, nhằm hỗ trợ người nuôi trồng vượt qua giai đoạn khó khăn, Công ty Thông Thuận Hà Tĩnh đã thực hiện chính sách trợ giá giống. Theo đó, mỗi con tôm giống bán tại Hà Tĩnh có giá 115đ/con, trong khi các vùng khác bán giá 126đ/con. Ngoài ra, đi kèm chính sách “mua 2 tính tiền 1”, tức là mua 2 triệu con giống tính tiền 1 triệu con.

Đừng ham rẻ, rước họa vào thân

Số liệu ghi nhận đến thời điểm này, Công ty Thông Thuận đã cung cấp cho toàn khu vực phía Bắc hơn 450 triệu con tôm giống, riêng Hà Tĩnh hơn 75 triệu con; dự kiến lũy kế đến cuối năm 2022, sản lượng xuất bán đạt khoảng 550 – 600 triệu con trong toàn khu vực.

“Quá trình theo dõi, chúng tôi nhận thấy đặc thù thời tiết khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc thường xuyên mưa lũ, hạn hán; môi trường nước thay đổi liên tục và dịch bệnh cực nhiều, dẫn đến tỷ lệ người nuôi thành công dòng tôm siêu lớn có phần chưa cao. Để “khắc chế” những tồn tại đó, năm 2023, Công ty Thông Thuận sẽ chuyển hướng sang dòng tôm kháng bệnh”, ông Trọng nói.

Empty

Công ty Thông Thuận là đơn vị sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: TN.

Đồng thời cho biết, mới đây, Tập đoàn Thông Thuận đã nuôi thử nghiệm thành công giống tôm kháng bệnh tại các tỉnh phía Nam. Riêng Công ty Thông Thuận Hà Tĩnh dự kiến sẽ nhập 2.000 cặp tôm bố mẹ (khoảng 7 tỷ đồng) do Công ty TNHH Shrimp Improvement Systems Group (SIS) cung cấp để sản xuất, cung ứng cho người nuôi trồng trong khu vực từ 600 – 700 triệu con tôm giống.

“Việc đưa giống bố mẹ kháng bệnh vào sản xuất là cấp thiết. Có thể dòng này sẽ chậm lớn hơn một chút nhưng tỷ lệ nuôi thành công của người dân sẽ lớn hơn, thu hiệu quả kinh tế bền vững hơn” ông Võ Châu Trọng nhấn mạnh thêm.

Ngoài sản xuất, ương dèo giống trong trại, trước khi xuất bán ra thị trường, tôm giống được Công ty Thông Thuận nuôi trình diễn tại Trung tâm Thực nghiệm rộng hơn 30.000m2. Mục đích là để kiểm tra nguồn gen, đánh giá lại tính chống chịu với dịch bệnh, tỷ lệ sống, tốc độ lớn… nhằm đưa nguồn tôm giống đến tay người sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng nhất.

Đối với công tác kiểm dịch, theo lãnh đạo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, nuôi tôm là “nuôi nước, nuôi giống”. Nếu tôm giống tốt tỷ lệ nuôi thành công 70%, ngược lại tôm giống xấu tỷ lệ thất bại 70%.

Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh không tránh khỏi việc thương lái bán tôm không đảm bảo chất lượng, không có hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định. Nếu người dân vì cái lợi giá rẻ trước mắt mà chọn tôm không có nguồn gốc xuất xứ sẽ rất dễ rước họa vào thân.

Empty

Hiện Công ty Thông Thuận đang cung cấp tôm giống cho người nuôi từ Thừa Thiên - Huế ra đến Quảng Ninh. Ảnh: TN.

“Chúng tôi khuyến khích người nuôi phối hợp cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý thương lái bán tôm giống kém chất lượng. Đồng thời, khuyến cáo bà con nên chọn mua tôm ở đơn vị có uy tín, tôm có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ kiểm dịch đúng quy định pháp luật”.

Đánh giá về đóng góp của doanh nghiệp Thông Thuận đối với nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh khẳng định: Đây là công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh. Vì cung cấp nguồn giống tôm tại chỗ nên rất thuận lợi cho người dân trong mua bán, vận chuyển. Hơn nữa, nguồn giống được sản xuất tại Hà Tĩnh nên quá trình nuôi dễ thích ứng điều kiện thời tiết trên địa bàn.

Các cơ sở nuôi tôm tại Hà Tĩnh khi lấy giống của Công ty Thông Thuận nếu xảy ra dịch bệnh sẽ được Công ty hỗ trợ lại nguồn giống để tiếp tục sản xuất.

Đặc biệt, hiện nay Công ty đã đầu tư hệ thống thiêt bị, máy móc để xét nghiệm một số dịch bệnh như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, bệnh chậm lớn trên tôm…, góp phần giúp bà con trong quá trình nuôi phát hiện sớm dịch bệnh để có giải pháp phòng ngừa kịp thời.

Ngoài ra, hàng năm Công ty cũng tổ chức cho một số cơ sở nuôi tôm đi tham quan học tập ở các tỉnh miền Nam về công nghệ nuôi tiên tiến, công nghệ cao, từ đó dần dần áp dụng vào quy trình nuôi của Hà Tĩnh.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm