| Hotline: 0983.970.780

Dược liệu an xoa Quảng Trị xuất khẩu thành công sang Mỹ

Thứ Sáu 09/04/2021 , 12:37 (GMT+7)

Cây dược liệu an xoa của nông dân huyện Cam Lộ, Quảng Trị lần đầu tiên được thị trường Mỹ chấp nhận, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Kiểm tra lô hàng cao dược liệu an xoa Quảng Trị trước khi đưa lên máy bay xuất sang thị trường Mỹ. Ảnh: Lê Trường.

Kiểm tra lô hàng cao dược liệu an xoa Quảng Trị trước khi đưa lên máy bay xuất sang thị trường Mỹ. Ảnh: Lê Trường.

Ngày 8/4, thông tin lãnh đạo huyện Cam Lộ, cho biết, lô hàng gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của nông dân trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên được khẩu thành công sang thị trường Mỹ.  

Trước đó, để sản phẩm cao dược liệu an xoa đủ điều kiện xuất khẩu qua Mỹ, chính quyền huyện Cam Lộ đã cùng với người dân tích cực, nỗ lực từ khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm đến đóng gói, mẫu mã, nhãn mác.  

Đặc biệt, bà con nông dân đã kết nối với Công ty Cổ phần AGRIDYNAMICS có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh để phối hợp với đối tác tiến hành các bước phân tích thành phần dược tính, kiểm định chất lượng sản phẩm hết sức nghiêm ngặt.

Theo biên bản ghi nhớ giữa huyện Cam Lộ với đối tác, hiện tại, trong 6 tháng đầu, mỗi tháng huyện Cam Lộ sẽ xuất gần 1 tấn cao an xoa. Từ tháng thứ 7 trở đi, khi đảm bảo ổn định được nguồn nguyên liệu tại chỗ, doanh nghiệp đối tác sẽ nhập từ 2-3 tấn mỗi tháng với giá khoảng 1,7 tỷ đồng/tấn.

Thời gian tới, để có nguồn nguyên liệu chế biến cao an xoa, huyện Cam Lộ đã cùng với doanh nghiệp, triển khai trồng thử nghiệm 3,5ha cây an xoa tại xã Cam Thành, Cam Nghĩa và Cam Hiếu. Sau đó, nếu thuận lợi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất cao dược liệu ổn định để xuất khẩu theo nhu cầu của đối tác.

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện cho biết, Cam Lộ là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển cây dược liệu các loại. Tuy nhiên lâu nay, đầu ra sản phẩm cao dược liệu chủ yếu ở thị trường trong nước.

“Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với doanh nghiệp, lần đầu tiên có một sản phẩm cao dược liệu của huyện được xuất khẩu qua thị trường Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực đối với người trồng cây dược liệu ở Cam Lộ nói riêng và Quảng Trị nói chung khi sản phẩm của người nông dân được những thị trường khó tính trên thế giới chấp nhận”, ông Tuấn cho hay.

Theo lãnh huyện Cam Lộ, trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, huyện Cam Lộ xác định phát triển cây dược liệu thành hướng đi mũi nhọn, sản xuất chuyên canh vùng nguyên liệu tập trung. Trước mắt, huyện đã phát triển được khoảng 200ha cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn, tạo sản phẩm đặc trưng riêng có của địa phương, xây dựng sản phẩm OCOP.

Thời gian tới, huyện Cam Lộ sẽ tập trung mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước. Địa phương cũng đang phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, sản xuất cây dược liệu của tỉnh Quảng Trị.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.