| Hotline: 0983.970.780

Được mùa cá trích, ngư dân xứ Thanh kiếm tiền triệu mỗi ngày

Thứ Ba 03/03/2020 , 12:23 (GMT+7)

Bình minh vừa ló rạng, những chiếc thuyền đầy ắp cá tươi cập bến. Năm nay cá trích được mùa, ngư dân Thanh Hóa thu tiền triệu mỗi ngày.

Những ngày này, dạo quanh phố biển Sầm Sơn không khó để bắt gặp cảnh ngư dân túm tụm kéo thuyền lên bờ, í ới gọi nhau gỡ cá. Mới 7h sáng, hàng chục chiếc thuyền nan, bè mảng đầy ắp cá trích đã tấp vào bờ, cá dính vào lưới như mắc cửi.

Những chiếc thuyền cập bến đầy ắp cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Những chiếc thuyền cập bến đầy ắp cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Vừa gỡ cá, ông Trần Văn Lanh, ngư dân phường Quảng Cư, TP. Sầm Sơn vừa hồ hởi: “Cá trích xuất hiện nhiều nhất vào tháng 2 âm lịch. Mẻ này tôi dong thuyền chừng 4 giờ đồng hồ cũng được khoảng ba tạ cá. Nhà tôi đi đến hôm nay là ngày thứ 5, trung bình cũng kiếm khoảng 1- 2 triệu đồng/ngày. Ở đây, gần một tuần nay nhà nào có thuyền, có bè mảng ra khơi cũng “hốt bạc” nhờ cá trích.  Năm nay, cá nhiều, trời yên bể lặng, việc đánh bắt thuận lợi nên ngư dân rất phấn khởi”.

Cá dính vào lưới như mắc cửi. Ảnh: Võ Dũng

Cá dính vào lưới như mắc cửi. Ảnh: Võ Dũng

Đến hẹn lại lên, từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, ngư dân vùng biển Thanh Hóa lại tất bật vào vụ “săn” cá trích. Đây là thời điểm cá trích vừa nhiều lại vừa béo ngậy, giàu dinh dưỡng nhất trong năm. Nhờ cá trích, những chiếc thuyền nan, bè mảng của ngư dân vùng biển từ Sầm Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa… dễ dàng kiếm đôi ba triệu mỗi ngày.

Đâu đâu cũng thấy cảnh ngư dân tập trung gỡ lưới. Ảnh: Võ Dũng

Đâu đâu cũng thấy cảnh ngư dân tập trung gỡ lưới. Ảnh: Võ Dũng

Theo chia sẻ của ngư dân Sầm Sơn, đánh cá trích cũng tùy vào từng hôm, tùy vào kinh nghiệm của từng ngư dân. Nếu đánh đúng tía (luồng cá) thì trúng đậm, gỡ cá cả ngày không hết.

Thường mỗi thuyền hoặc bè mảng đánh cá trích có 2- 3 người, ngư cụ để đánh cá là lưới dày nan. Để đánh cá trích, ngư dân ra lộng từ sáng sớm, đánh tầm 3 giờ đồng hồ rồi kéo lưới chạy về đất liền. Cá trích thường sinh sống cách đất liền chừng 3- 5 hải lý, nếu năng suất những chiếc thuyền của ngư dân có thể đi được tầm 3- 5 tạ cá.

Bội thu cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Bội thu cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Ngư dân Thanh Hóa kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Ngư dân Thanh Hóa kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ cá trích. Ảnh: Võ Dũng

Ông Nguyễn Hữu Tùng (ngư dân phường Trung Sơn) chia sẻ: “Năm nay thời tiết thuận lợi nên cá trích nhiều vô kể. Nhà tôi đi thuyền nhỏ 10CV nhưng từ đầu vụ đến nay cũng nhờ cá trích mà kiếm tiền triệu mỗi ngày. Hôm nay trúng tía cá nên được khoảng 4 tạ cá, từ sáng đến giờ phải huy động toàn bộ người thân ra bến để gỡ cá cho nhanh”.

Cá trích sau khi đưa lên bờ sẽ được gỡ ngay tại bãi biển rồi đem rửa sạch bán cho các lái buôn với giá dao động từ 10 – 15 nghìn đồng/kg. Nhờ đánh cá trích, mỗi ngày ngư dân vùng biển Sầm Sơn có thu nhập 1-2 triệu đồng.

 
 
Cá trích lên bờ được thương lái săn mua với giá từ 10-15 nghìn đồng/kg. Ảnh: Võ Dũng

Cá trích lên bờ được thương lái săn mua với giá từ 10-15 nghìn đồng/kg. Ảnh: Võ Dũng

Bà Nguyễn Thị Hạnh, tiểu thương chợ Chùa, phường Quảng Tiến cho hay: “Cá trích vừa rẻ lại có vị bùi, béo ngậy nên bán rất chạy, ngon nhất là cá nướng lên và ăn khi còn nóng. Bình quân mỗi ngày, tôi nướng được trên 30 kg, nhiều hôm có khách ở xa đặt phải thức cả đêm để nướng và đóng thùng gửi đi. Hầu hết cá trích đưa lên bờ đều được tiêu thụ nhanh chóng”.

Cá trích vừa rẻ lại có vị bùi, béo ngậy nên bán rất chạy, ngon nhất là cá nướng lên và ăn khi còn nóng. Ảnh: Võ Dũng

Cá trích vừa rẻ lại có vị bùi, béo ngậy nên bán rất chạy, ngon nhất là cá nướng lên và ăn khi còn nóng. Ảnh: Võ Dũng

Cá trích tươi sau khi được vận chuyển lên bờ sẽ được các thương lái thu mua bán đi các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, các địa phương lân cận và một phần mang ra chợ. Từ tay các lái buôn, cá trích được đưa ra chợ bán với giá từ 20 – 25 nghìn đồng/kg.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm