| Hotline: 0983.970.780

Đường nhập khẩu và đường nhập lậu vẫn chiếm lĩnh thị trường

Thứ Hai 16/05/2022 , 15:03 (GMT+7)

Đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và đường nhập lậu vẫn đang chiếm lĩnh thị trường đường Việt Nam nhờ giá rẻ hơn so với đường sản xuất trong nước.

Đường nhập khẩu và đường nhập lậu đang chiếm lĩnh thị trường đường Việt Nam. Ảnh: TL.

Đường nhập khẩu và đường nhập lậu đang chiếm lĩnh thị trường đường Việt Nam. Ảnh: TL.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nửa đầu tháng 4/2022, nhu cầu trên thị trường đường tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19 nhưng giá đường vẫn chưa cải thiện là bao khi các nguồn cung vẫn dồi dào.

Dưới ảnh hưởng giá đường tăng trên thị trường quốc tế và cước vận chuyển tăng do tăng giá nhiên liệu, đường nhập khẩu chính ngạch từ các nước ASEANđường nhập lậu từ các tỉnh biên giới với Campuchia và Lào dù đã phải điều chỉnh tăng nhưng vẫn thấp hơn giá thành sản xuất đường từ mía nên vẫn chiếm ưu thế thị trường.

Nửa cuối tháng 4/2022, đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN tràn ngập và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với ưu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía không thể tiêu thụ.

Sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Trong tháng 4, đa số các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021/22, còn lại một vài nhà máy tiếp tục sản xuất sang tháng 5. Lũy kế đến cuối tháng toàn ngành đã ép được 6,4 triệu tấn mía sản xuất được hơn 662.000 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020/21 sản lượng mía ép đạt 106,95% và sản lượng đường đạt 105,14%.

Cũng trong tháng 4, các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép đường cát do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam liên tục bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Ngày 10/4, tại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Đồn Biên phòng Cầu Muống phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện 1.400kg đường cát được tập kết tại một túp lều ven đường, nhưng không có người trông giữ. Số đường này do các đối tượng vận chuyển trái phép qua biên giới để đưa vào nội địa tiêu thụ. Nhưng khi phát hiện có lực lượng tuần tra, kiểm soát, các đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát và bỏ lại hàng hóa.

Ngày 13/4, Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp, phát hiện điểm tập kết hàng hóa không có người trông coi tại khu vực chân cầu Sở Thượng thuộc Khóm 1, phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 3 phát hiện toàn bộ hàng hóa nêu trên là đường cát do nước ngoài sản xuất, với số lượng 750 kg.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Sẽ nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Đất Mũi vào năm 2025

Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành gần 170 km các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh vào năm 2025, nhằm cơ bản nối thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau.