| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt 100.000 tỷ đồng: Cẩn thận với khả năng xây dựng để... chở thuê cho Trung Quốc!

Thứ Tư 04/12/2019 , 10:01 (GMT+7)

Sau khi có những thông tin từ Bộ GTVT về dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng nối với Trung Quốc, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo.

"Không khéo lại ăn quả lừa lớn nữa"

Liên quan đến dự án đường sắt 10.000 tỷ đồng từ Lào Cai đến Hải Phòng, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã có những chia sẻ thẳng thắn với NNVN.

16-24-10_ct_linh_h_dong
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là bài học lớn

Theo TS Lê Đăng Doanh, dự án tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Hà Khẩu (Trung Quốc) đang được nghiên cứu quy hoạch cần phải làm rõ về nhu cầu kinh tế, xã hội. Dự án sẽ chuyên chở những hàng hóa gì? Lượng hành khách như thế nào? Có hợp lý hay không? Đề nghị phải xem xét công bố, hội thảo trình bày các luận cứ mời các chuyên gia độc lập đóng góp ý kiến.

“Đó là còn chưa tính đến khả năng xây dựng xong để chở thuê cho Trung Quốc. Bởi vì từ Vân Nam đi sang Hải Phòng gần hơn rất nhiều so với từ Vân Nam đi các cảng của Trung Quốc ở Quảng Đông. Trước đây, trong đại chiến Thế giới lần thứ 2 người Mỹ đã dùng đường sắt này để cung ứng cho quân đội Tưởng Giới Thạch cho nên điều này cần phải cân nhắc và tính toán kỹ”, TS Lê Đăng Doanh cảnh báo.

Về thông tin phía Trung Quốc viện trợ 33 tỷ đồng, theo TS Doanh, đấy chỉ là khoản viện trợ nghiên cứu quy hoạch, quá ít ỏi, còn nếu dự án triển khai có thể chúng ta phải vay nợ Trung Quốc với số tiền rất lớn. Và vấn đề vay nợ Trung Quốc thì cả thế giới đang phải rút kinh nghiệm.

“Chẳng nói đâu xa, Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là gương tày liếp. Sự giám sát của cơ quan nhà nước quá kém hiệu quả để cho đến bây giờ dự án này trở thành một thách thức đối với công luận. Vay của Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp, các công nghệ của Trung Quốc và bị họ “nắm trong tay” sự vận hành. Nguy cơ đội vốn, nguy cơ tăng nợ… cần phải xem xét. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lại ăn quả lừa lớn nữa”, ông Doanh nói.

Ngoài những phân tích mang tính cảnh báo, TS Doanh cũng kiến nghị: Hiện nay đất nước đang có nhiều dự án cần đầu tư cấp bách. Chẳng hạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực đầu tư đang rất hạn chế, trong khi đó hàng hóa khu vực này, đặc biệt là nông sản, thủy sản, đóng góp cho xuất khẩu lớn lại không đầu tư?
 

Con số 100.000 tỷ đồng chưa chính thức

Theo thông tin từ bộ GTVT, con số tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng mà tư vấn đưa ra trong khi tính toán lập quy hoạch là ước tính của tư vấn. Đến giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi dự án mới đưa ra được tổng mức đầu tư chính thức.

16-24-10_duong_st

Trong thông tin chính thức từ bộ này, phương án Quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn (1.435mm) Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trên hành lang Đông - Tây, bên cạnh tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hiện hữu được xây dựng từ thời Pháp thuộc có khổ đường 1.000mm kết nối với Trung Quốc tại Hà Khẩu, tại Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Định hướng phát triển tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với chiều dài dự kiến khoảng 380km, đường đôi khổ 1.435mm điện khí hóa.

Đây là tuyến đường sắt có vị trí quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải ở phía bắc sông Hồng, nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải Phòng - một trong những trung tâm hàng hải lớn nhất Việt Nam.

Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển được duyệt từ năm 2002, tuyến đường sắt mới này cần được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết theo quy định tại Điều 15, Luật Đường sắt năm 2005 làm cơ sở dành quỹ đất và tạo tiền đề triển khai các bước tiếp theo (nghiên cứu tiền khả thi, lập dự án đầu tư, thực hiện dự án…) nhằm nâng cao chất lượng vận tải trên hành lang Đông - Tây, góp phần quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, khai thác có hiệu quả, phát huy thế mạnh của cảng biển khu vực Hải Phòng.

Năm 2015, trên cơ sở kết quả trao đổi trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đến nay, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392km với 38 ga, chạy chung tàu khách và tàu hàng.

Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai. Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch chi tiết, Bộ GTVT sẽ rà soát trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.

“Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật. Với quy mô đầu tư lớn, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư, vì vậy khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau này sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư, phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn; đồng thời, lấy ý kiến các bộ, ngành, các địa phương có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm