| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt cao tốc Lào - Trung tạo thêm cơ hội cho nông sản các nước

Thứ Năm 02/12/2021 , 13:35 (GMT+7)

Dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung dài hơn 400 cây số chính thức chạy thử, sẽ đóng vai trò là một kênh vận chuyển hàng hóa nông sản giữa các nước trong khu vực.

Đường sắt cao tốc Lào- Trung có thể đạt vận tốc 160 km/h với tàu khách và 120km/h đối với tàu chở hàng hóa nông sản. Ảnh: Chinadaily

Đường sắt cao tốc Lào- Trung có thể đạt vận tốc 160 km/h với tàu khách và 120km/h đối với tàu chở hàng hóa nông sản. Ảnh: Chinadaily

Dự án hoàn thành nhanh nhất

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung có giá trị 6 tỷ USD, tương đương khoảng 1/3 GDP của Lào là dự án đường sắt đầu tiên được xây dựng với vốn đầu tư của Bắc Kinh, do chính phủ hai nước cùng khai thác và kết nối trực tiếp với mạng lưới đường sắt của Trung Quốc.

Dự án dài 414 km bắt đầu từ thị trấn biên giới Boten, giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến thủ đô Viêng Chăn của Lào. Tại Boten, nó cũng được kết nối với tuyến đường sắt dài 595 km tới thành phố Côn Minh ở Vân Nam. Còn ở Viêng Chăn, dự án được kỳ vọng sẽ kết nối với một phần tuyến đường sắt Thái Lan, đi thẳng tới thủ đô Bangkok qua tỉnh Nakhon Ratchasima.

Các công ty xây dựng Trung Quốc đã phải xây dựng tổng cộng 170 cây cầu và 72 đường hầm xuyên suốt địa hình nhiều đồi núi của Lào, bất chấp nhiều khu vực còn bom mìn sót lại sau chiến tranh.

Đây là một dự án thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng và chiến lược của Lào nhằm chuyển mình từ một quốc gia không giáp biển với các nước khác thông qua đường bộ.

Viêng Chăn đang kỳ vọng nhiều vào hệ thống đường sắt cao tốc sắp được khánh thành. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), 2/3 dân Lào vẫn sống dựa vào các ngành chăn nuôi và trồng trọt, với mức thu nhập bình quân đầu người là 116 USD/tháng. Tuy nhiên, theo AFP dự án đường sắt cao tốc Lào- Trung đã khiến khoảng 4.400 nông dân và dân cư trong vùng phải di chuyển chỗ ở hoặc bị trưng thu đất đai để nhường chỗ cho dự án.

Tuyến đường sắt chuyên chở khách và hàng hóa xuyên quốc gia này sẽ được ứng dụng đầy đủ theo các tiêu chuẩn quản lý và kỹ thuật của Trung Quốc. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016, dự kiến ​​hoàn thành và chạy thử vào ngày 3/12/2021. Tác động kinh tế và thương mại của tuyến đường sắt Lào-Trung được kỳ vọng là rất lớn.

Bất chấp những trở ngại do đại dịch COVID-19, tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung đã hoàn thành sau 5 năm triển khai, trở thành dự án đường sắt được thực hiện nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đồ họa: Nikkei

Bất chấp những trở ngại do đại dịch COVID-19, tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung đã hoàn thành sau 5 năm triển khai, trở thành dự án đường sắt được thực hiện nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đồ họa: Nikkei

Cho đến nay, Trung Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu vào Lào, chiếm 87,7% tổng dòng vốn FDI tích lũy vào nước này, tương đương 967,7 triệu USD tính đến cuối năm 2020. Tiếp đến là các nhà đầu tư từ Thái Lan và Việt Nam đứng với thị phần lần lượt là 4,9% và 2,5%.

Nhiều khoản đầu tư hơn từ Trung Quốc sẽ được thu hút vào các địa điểm ở Lào dọc theo tuyến đường sắt, đặc biệt là tại các đặc khu kinh tế (SEZ), để các sản phẩm được sản xuất tại Lào và chuyển đến Trung Quốc để xuất khẩu thông qua mạng lưới đường sắt hiện trải dài từ Trung Quốc sang châu Âu.

Mở ra nhiều cơ hội cho các nước

Theo ông Ding He, quan chức Tập đoàn đường sắt Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến sẽ phát triển 5.500km đường sắt xuyên châu Á, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, xuống Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và kết thúc ở Singapore.

Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob nghiên cứu việc kết nối tuyến đường sắt trong nước với dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung. Ảnh: BKP

Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob nghiên cứu việc kết nối tuyến đường sắt trong nước với dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung. Ảnh: BKP

Nhà phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu của Thái Lan, tập đoàn Amata hiện cũng đã giành được sự chấp thuận của Viêng Chăn để phát triển một SEZ quy mô lớn ở phía bắc Lào.

Đường sắt cao tốc Lào-Trung cũng sẽ tăng lượng khách du lịch, đặc biệt là từ Trung Quốc vì nó sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển. Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Lào đã thu hút từ 800.000 đến một triệu khách du lịch mỗi năm từ Trung Quốc và con số này dự kiến ​​sẽ tăng thêm 40-50% khi ngành du lịch quốc tế quay trở lại hoạt động như bình thường.

Theo mục đích ban đầu, tuyến đường sắt cao tốc Lào- Trung sẽ đảm đương nhiệm vụ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các công ty Trung Quốc có trụ sở tại Lào, và vận chuyển các loại hàng hóa như cao su, sắn lát, muối công nghiệp, quặng về đại lục…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Thái Lan đã nhận thấy có thể tận dụng lợi thế của tuyến đường sắt đi qua cây cầu Hữu nghị Thái-Lào để bốc hàng hóa tại ga hàng hóa phía nam Viêng Chăn, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, Chantanon Wannakhajorn cho biết. Theo đó, việc tận dụng tuyến đường sắt cao tốc chuẩn bị đi vào vận hành sẽ có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ hai ngày bằng đường bộ xuống còn 10-15 giờ.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc và Lào đã đặt mục tiêu vận chuyển 8 triệu tấn hàng hóa mỗi năm qua tuyến đường sắt này vào năm 2025 và sau đó tăng lên 15 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.

Chính phủ Thái Lan hiện cũng nhận được khuyến nghị đẩy nhanh việc kết nối hệ thống đường sắt của nước này với tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung, bắt đầu từ thành phố Côn Minh ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc kéo dài đến thủ đô Viêng Chăn của Lào.

Ông Danucha Pichayanan, Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Kinh tế xã hội Quốc gia Thái Lan, cho biết chính phủ cần đẩy nhanh tiến hành một thỏa thuận với các đối tác Lào và Trung Quốc để xây dựng một mối liên kết liền mạch giữa hệ thống đường sắt của Thái Lan và tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung.

Ông Danucha đề xuất chính phủ Thái Lan đẩy nhanh một thỏa thuận ba bên để phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần thông suốt giữa Thái Lan và tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung, đồng thời cho biết Bangkok cũng đang tiến đến kết nối với Hành lang kinh tế phía Đông và các dự án liên quan như kho container nội địa hoặc cảng cạn.

Ông Danucha nói: “Thái Lan có thể mất cơ hội thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch nếu nước này bỏ qua việc đẩy nhanh tiến độ hình thành một thỏa thuận với Trung Quốc và Lào.

Theo báo cáo của WB, khi đi vào vận hành chính thức, chi phí vận chuyển hàng hóa từ thủ đô Viêng Chăn đến Côn Minh sẽ được cắt giảm từ 40-50%, hoặc 30 USD/tấn, trong khi chi phí vận chuyển của hệ thống đường sắt nội địa cũng giảm từ 20-40%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Lào sang Trung Quốc đạt trị giá 1,7 tỷ USD trong năm 2019 và dự báo có thể tăng khoảng 20% ​​mỗi năm.

Chính phủ Lào và Trung Quốc cũng đã ký một thỏa thuận để Trung Quốc nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ Lào, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như ngô, chuối, sắn lát và đậu đỗ, thịt bò và các sản phẩm khác thông qua hệ thống đường sắt cao tốc này. Ngoài ra dự án cũng sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn từ Trung Quốc và các nước khác, chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi và khai khoáng.

(BKP; Nikkei)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.