| Hotline: 0983.970.780

Emuniv đồng hành sự phát triển của cây lúa Việt Nam

Thứ Sáu 29/12/2023 , 08:48 (GMT+7)

Sản phẩm vi sinh Emuniv đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để mang lại nhiều lợi ích cho môi trường nông nghiệp.

Mô hình lúa thân thiện môi trường tại thành phố Cần Thơ.

Mô hình lúa thân thiện môi trường tại thành phố Cần Thơ.

Emuniv là sản phẩm của kết quả đề tài đặc biệt cấp quốc gia mã số EM/KHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện từ năm 1997 - 2000.

Trải qua hơn 20 năm triển khai phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, sản phẩm vi sinh Emuniv đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để mang lại nhiều lợi ích cho môi trường nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu của thị trường tiêu dùng nông sản.

Với sự đồng hành của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm Emuniv đến nay đã có chỗ đứng tại nhiều các tỉnh thành trong cả nước, trải dài Bắc - Trung - Nam và hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển cây lúa Việt Nam.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích sản xuất lúa chiếm hơn 50% diện tích cả nước, trong đó có nhiều diện tích tập trung sản xuất chuyên lúa 3 vụ và đang gặp nhiều khó khăn về năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Nông dân xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận đánh giá hiệu quả của mô hình.

Nông dân xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận đánh giá hiệu quả của mô hình.

Tuy nhiên, có một số địa phương ở ĐBSCL cũng đã và đang tận dụng lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm - cua - cá và đạt hiệu quả cao.

Từ năm 2018 đến nay, chế phẩm vi sinh Emuniv đã được đưa vào ứng dụng cho các mô hình trồng lúa ở ĐBSCL và đem lại hiệu quả rõ rệt cho người nông dân sản xuất lúa nơi đây.

Đối với mô hình sản xuất chuyên lúa được triển khai tại nhiều các tỉnh, thành như: Long An, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp,… việc sản xuất chuyên canh lúa 3 vụ/năm, có thời gian chuyển vụ ngắn nên việc vệ sinh đồng ruộng, xử lý tàn dư trên đồng ruộng (rơm, gốc rạ) thường được bà con nông dân dùng phương pháp đốt sau thu hoạch. Điều này gây lãng phí tài nguyên, thoái hóa đất trồng lúa, nguy cơ gia tăng sâu bệnh hại.

Công nghệ vi sinh Emuniv được đưa vào ứng dụng đã giúp phân hủy nhanh rơm rạ tại ruộng, trả lại nguồn dinh dưỡng quý trong thân rơm rạ cho đất, cải thiện và nâng cao chất lượng đất, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, không còn hiện tượng lúa non ngộ độc hữu cơ, giảm sử dụng phân bón NPK đến 50%; giảm sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu và bệnh trên 50%; năng suất tăng, chất lượng hạt lúa từ đó cũng được nâng cao.

Mô hình lúa tuần hoàn ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.

Mô hình lúa tuần hoàn ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.

Mô hình sản xuất lúa kết hợp với 1 vụ nuôi tôm - cá - cua đang phát huy thế mạnh ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp,… cũng được quan tâm triển khai ứng dụng công nghệ vi sinh Emuniv để xử lý nhanh rơm rạ sau thu hoạch tại huyện An Biên và huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).

Liên tục 2 năm đưa công nghệ vi sinh Emuniv vào xử lý nhanh rơm rạ trước khi nuôi thủy sản để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa, các mô hình điểm cũng đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt: Rơm rạ khoáng hóa nhanh tạo ra nguồn thực vật thủy sinh ăn giàu dinh dưỡng nuôi tôm - cá - cua tự nhiên và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Cùng đó, các vi sinh hữu hiệu từ sản phẩm vi sinh Emuniv khi được bổ sung vào môi trường đã giúp thu hút và nuôi dưỡng hệ động vật thủy sinh tự nhiên phong phú, đồng thời cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm - cá - cua.

Tôm, cá lớn nhanh, ít bệnh, năng suất và chất lượng các loại thủy sản nuôi được nâng cao, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế 2 - 3 lần so với mô hình sản xuất lúa vụ 3.

Việc chuyển đổi trồng lúa sang kết hợp 1 vụ nuôi cua - cá - tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới cho vùng sản xuất lúa ĐBSCL, góp phần giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa, đất ruộng được nghỉ ngơi và bồi thêm dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ sản xuất lúa tiếp theo.

Nông dân đang chuẩn bị vi sinh để xử lý đồng ruộng.

Nông dân đang chuẩn bị vi sinh để xử lý đồng ruộng.

Với công nghệ tiên tiến, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật, phương pháp thực hiện đơn giản, dễ áp dụng, vi sinh Emuniv được thiết kế ứng dụng vào trong phát triển sản xuất lúa, lúa - tôm, lúa - cá đã đem lại những hiệu quả rõ rệt và mở ra một hướng đi mới cho cây lúa Việt Nam.

Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cây lúa Việt Nam còn có cơ hội tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng.

Công nghệ mới còn giúp giảm phát thải khí nhà kính do kiểm soát được hoạt động của vi sinh kỵ khí tự nhiên trong đất trồng lúa trước bối cảnh toàn cầu chung tay chống biến đổi khí hậu.

Qua thực tế ứng dụng, mỗi người nông dân trồng lúa ở các mô hình sau khi đạt được hiệu quả với phương pháp canh tác mới, tuần hoàn được rơm rạ và thay đổi được thói quen lạm dụng phân thuốc cũng đã thay đổi cách tư duy, nhận thức trong sản xuất, bắt đầu chuyển đổi để hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.