| Hotline: 0983.970.780

EVN có bạc đãi dự án nông nghiệp dùng năng lượng mặt trời mái nhà?

Thứ Tư 05/08/2020 , 13:42 (GMT+7)

Một doanh nghiệp vừa gửi văn bản đến nhiều bộ, ngành và báo chí phản ánh họ bị đình trệ hoạt động do "đóng băng" trong ký kết Hợp đồng mua bán điện với EVN.

Dự án của doanh nghiệp CAS. Ảnh: SL.

Dự án của doanh nghiệp CAS. Ảnh: SL.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Thương mại tổng hợp CAS vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ LĐ-TB&XH về việc bị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bạc đãi, phân biệt đối xử đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các dự án Năng lượng mặt trời mái nhà.

CAS là doanh nghiệp đang phối hợp với các tổ chức quốc tế như Oxfarm, SNV, Climate Sense, SEACEF, GreenID...  để đưa ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ kết hợp sản xuất năng lượng mặt trời mái nhà cho sản xuất chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rau hữu cơ... Các giải pháp này được rất nhiều địa phương ủng hộ, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là dự án nông nghiệp công nghệ cao thử nghiệm cho nuôi cá giống tại An Giang, nuôi cá kết hợp trồng rau hữu cơ tại Đồng Tháp và nuôi tôm tại Bạc Liêu…

Tuy nhiên, theo doanh nghiệp này, những hoạt động trên của họ đều bị đình trệ bởi việc đóng băng trong ký kết Hợp đồng mua bán điện đối với EVN.

Theo CAS, đây là sự bạc đãi, phân biệt đối xử. Việc EVN chậm ký kết, thanh toán hợp đồng mua bán điện hơn một năm qua đã khiến hoạt động sản xuất, nghiên cứu phát triển đình trệ, không có nguồn để trả lương cho người lao động, trả nợ cho ngân hàng, một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, bên bờ vực phá sản…

Từ khi Quyết định 11/2017 - QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời, rất nhiều dự án đã ký kết được hợp đồng mua bán điện nên rõ ràng đây không phải là một vấn đề quá mới để các cơ quan cần thêm thời gian nghiên cứu.

Thế nhưng, vẫn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa EVN và Bộ Công thương trong giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư. Phía EVN cho rằng đã trao đổi với cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương rất nhiều lần nhưng không nhận được trả lời.

Phía EVN cho rằng khái niệm “trên mái nhà của công trình xây dựng" là chưa rõ ràng nên EVN cần chờ hướng dẫn từ Bộ Công thương.

Tuy nhiên, theo CAS, việc hiểu từ ngữ trong Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như EVN là chưa phù hợp với tinh thần của quyết định này, cũng như khác hẳn với cách suy nghĩ của thế giới về mặt trời mái nhà.

“Cần hiểu rằng thuật ngữ năng lượng mặt trời mái nhà chỉ là định tính, để phân biệt với loại hình năng lượng mặt trời lắp trên mặt đất, trên mặt nước... Các hệ thống năng lượng mặt trời được lắp phía trên cao của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp... đều phải được xem như là các hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà.

Trên thế giới người ta đang khuyến khích không sử dụng mái tôn mà tận dụng luôn tấm lợp để làm mái nhà, trong khi đó những quy định cứng nhắc trong việc áp dụng chính sách ở Việt Nam đang khiến doanh nghiệp đầu tư ngày càng khánh kiệt. Chúng tôi đã cố gắng chịu đựng, chờ đợi, nhưng đến giờ phút này chúng tôi không thể chịu đựng được nữa”, bà Nguyễn Phạm Cẩm Tú, Giám đốc CAS trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Cũng theo bà Cẩm Tú, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 có định nghĩa rõ: "Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng".

Quy định này không yêu cầu các tấm quang điện phải được lắp đặt trên tấm lợp mái nhà. Như vậy, với các hệ thống năng lượng mặt trời nếu được lắp trên mái nhà; không phải dưới mái nhà hay trên mặt đất thì phải được ký Hợp đồng mua bán điện theo quyết định trên.

“Xu hướng thế giới đang rất nỗ lực để thiết kế những tấm lợp nhà tích hợp năng lượng mặt trời để hạn chế sử dụng tài nguyên, nhằm xây dựng những công trình bền vững, thân thiện với môi trường, trong khi đó, các công ty điện lực lại đưa ra yêu cầu phản khoa học là phải bổ sung tấm lợp kim loại thì mới ký Hợp đồng mua bán điện, đồng nghĩa với tiêu hao thêm rất nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên khác”, CAS nêu trong văn bản.

Dự án của doanh nghiệp CAS. Ảnh: SL.

Dự án của doanh nghiệp CAS. Ảnh: SL.

Doanh nghiệp này cũng đề nghị Bộ Công thương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chỉ đạo EVN khẩn trương phối hợp làm việc dứt điểm để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đang phải chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Chỉ đạo EVN ký kết hợp đồng và thanh toán cho các nhà đầu tư tương tự CAS.

Bên cạnh việc đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, CAS cũng phân tích, nếu cho rằng các tấm pin quang điện đặt trên hệ khung, kèo, không có tấm lợp thì không được coi là năng lượng mặt trời mái nhà thì rất nhiều công trình hiện nay đều không đáp ứng, kể cả nhiều đơn vị trong ngành của EVN thực hiện đầu tư.

Cụ thể là trụ sở của Tổng Công ty Điện lực Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Ninh Thuận, Điện lực Nam Từ Liêm, Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu, Điện lực Tây Ninh, Điện lực Vĩnh Long… Tại những đơn vị này, các tấm pin chỉ được lắp trên hệ thống khung giá đỡ, không phải áp vào mái nhà. Hầu hết, các công trình năng lượng mặt trời lắp đặt trên sàn nhà bê tông đều theo hình thức này, vừa để tạo thêm không gian sử dụng, vừa chống nóng cho công trình và vừa sản xuất năng lượng mặt trời.

Được biết, chiều nay (5/8) EVN sẽ tổ chức họp để giải quyết vấn đề này.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm