| Hotline: 0983.970.780

Gà Lạc Thủy đang từng bước được người tiêu dùng biết đến

Thứ Hai 05/06/2017 , 07:20 (GMT+7)

Nhắc đến các giống gà quý, hiếm tại Việt Nam người ta thường nghĩ đến ngay gà Đông Tảo, gà Hồ… Tuy nhiên, có một giống gà đặc hữu, quý hiếm không kém ở Hòa Bình mới được các nhà khoa học phát hiện, đó là gà Lạc Thủy.

Nhằm duy trì, tạo nguồn gen gà quý và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà đồi Lạc Thủy, từ năm 2013 đến nay, huyện Lạc Thủy đã phối hợp nhân rộng mô hình nuôi gà bản địa với sự hỗ trợ của Viện Chăn nuôi, Chi cục Thú y Hòa Bình và các doanh nghiệp sản xuất con giống trên địa bàn.

08-46-03_img_5414
Nuôi gà Lạc Thủy thả vườn

Đây là giống gà địa phương được nông dân huyện Lạc Thủy nuôi từ lâu. Khi trưởng thành gà có ngoại hình gần giống với gà Mía (Sơn Tây), nhưng qua khảo sát đánh giá của các chuyên gia Viện Chăn nuôi, giống gà Lạc Thủy có một số điểm khác biệt và ưu điểm vượt trội hơn hẳn.

Giống gà này là một trong những giống gà nội thuần nhất, đồng nhất về ngoại hình và có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn. Bộ lông mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lông mọc sớm nên có sức đề kháng khá tốt với thời tiết quanh năm. Gà con có bộ lông đồng nhất màu trắng ngà, tốc độ mọc lông “siêu nhanh”, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh, sau 4 tuần tuổi có thể phân biệt trống, mái qua đặc điểm ngoại hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà Lạc Thủy, mà không giống gà nào khác có được.

Khi 4 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt, con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Khi trưởng thành con mái có lông màu lá chuối khô, hơi giống với gà mía, nhưng con trống thì hoàn toàn khác, rất đẹp với bộ lông màu mận chín, đỏ tím, da chân vàng. Tỷ lệ nuôi sống khoảng 90 - 93%. Gà chăn nuôi tốt ở phương thức nuôi nhốt và chăn thả, thích hợp với quy mô nuôi hộ gia đình, trang trại và bán trang trại.

Tại xã Phú Thành, có một nông dân đang góp sức bảo tồn, phát triển giống gà Lạc Thủy, đó là bà Nguyễn Thị Hải, thôn Đồng Danh. Bắt tay vào nuôi gà cách đây khoảng 20 năm, nguồn giống gà ban đầu được chọn mua trong dân, sau đó gia đình tự chọn lọc, sản xuất giống. Với số lượng ban đầu vài trăm con, đến nay tổng đàn gà của gia đình đã có trên, dưới 5.000 con (trong đó gà đẻ có khoảng 2.000 con, gà thịt 3.000 con) được nuôi trên diện tích đất gần 2ha.

Bà Hải chia sẻ: “Tập trung vốn cùng nhiều công sức bỏ ra, hiệu quả chăn nuôi thấy rõ qua các năm bởi giống gà này có khả năng chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, mẫu mã đẹp, chất lượng thịt ngon, được thị trường đánh giá cao. Khoảng 4 - 4,5 tháng thì gà đến kỳ xuất bán, gà trống có trọng lượng từ 2kg trở lên, gà mái 1,5 - 1,7kg”.

Năm 2016, gia đình bà Hải xuất bán ra thị trường 18 tấn gà thịt, với giá dao động từ 85.000 - 95.000 đồng/kg (tùy từng thời điểm), sau khi trừ chi phí thu về 400 - 500 triệu đồng. Ngoài cung ứng gà thương phẩm, mỗi tuần gia đình bà còn bán ra thị trường 2.000 con gà giống với giá 12.500 - 13.000 đồng/con để các hộ dân có nhu cầu phát triển mô hình nuôi gà Lạc Thủy.

Một hộ chăn nuôi khác cũng chuyên tâm phát triển và tham gia bảo tồn giống gà Lạc Thủy bản địa là ông Trần Minh Quyến ở thôn Phú Thắng, xã Phú Thành. Hàng năm gia đình ông duy trì nuôi 1.000 con gà mái đẻ, gà được nuôi nhốt kết hợp chăn thả giúp tận dụng diện tích đất vườn hiện có.

Ông Quyến cho biết, gà Lạc Thủy có màu lông đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt trong các dịp lễ, tết; chất lượng thịt thơm ngon, dai ngọt, nên gà sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Với 1.000 gà đẻ mỗi ngày gia đình ông thu hoạch được khoảng 400 quả trứng (trong đó đưa vào ấp 200 quả, còn lại 200 quả bán ra thị trường với giá 6.000 đồng/quả).

Hiện nay, ông Quyến duy trì nuôi gà Lạc Thủy không chỉ với mục đích mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, đồng thời ông còn muốn tuyên truyền, vận động để đông đảo bà con nông dân cùng nuôi nhằm nhân rộng, bảo tồn giống gà quý hiếm của địa phương. 

Ngoài các hộ như trên, huyện Lạc Thủy còn nhiều hộ nuôi gà bản địa quy mô lớn như ông Bùi Thanh Tùng ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành, ông Trịnh Văn Tuấn ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành, ông Nguyễn Văn Hoạt ở thôn Đồng Hải, xã Đồng Tâm...

Theo ông Hoàng Đình Chính, Phó phòng NN-PTNT huyện Lạc Thủy, để bảo tồn nguồn gen và phát triển chăn nuôi gà bền vững, trong thời gian tới Phòng NN-PTNT tham mưu cho UBND huyện thực hiện các cơ chế hỗ trợ, các mô hình liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi và các thành phần kinh tế. Trích nguồn kinh phí xây dựng nhãn hiệu tập thể gà Lạc Thủy. Tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục đầu tư mở rộng vùng sản xuất cũng như quy mô đàn để từng bước nâng cao chất lượng, đưa sản phẩm gà Lạc Thủy đến với mọi miền của đất nước.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm