| Hotline: 0983.970.780

Gần 100% hồ sơ kiểm dịch động vật nhập khẩu thực hiện trực tuyến

Thứ Năm 12/10/2023 , 06:40 (GMT+7)

Mặc dù thiếu hụt nhân sự, nhưng Chi cục Thú y vùng II (Cục Thú y) vẫn đáp ứng nhu cầu thông quan của doanh nghiệp nhờ cải cách thủ tục hành chính.

Hệ thống Một cửa quốc gia tại Chi cục Thú y vùng II giải quyết nhanh chóng hồ sơ khai báo. Ảnh: Phương Thảo.

Hệ thống Một cửa quốc gia tại Chi cục Thú y vùng II giải quyết nhanh chóng hồ sơ khai báo. Ảnh: Phương Thảo.

Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều thông tư, quy định mang tính đột phá trong hoạt động cải cách hành chính thuộc lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật.

Trong đó, nổi bật là Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Các thông tư mới ban hành đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Chia sẻ về công tác kiểm dịch động vật 9 tháng đầu năm 2023, ông Trịnh Xuân Mùi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng II cho biết, căn bản các thủ tục hiện nay được thực hiện 100% trên hệ thống Một cửa quốc gia.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2023 - 30/9/2023, theo thống kê của Chi cục Thú y vùng II, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu đã có 1.017 hồ sơ khai báo.

Trong đó, có 11 hồ sơ khai báo trực tiếp, chiếm tỷ lệ hơn 1%, hơn 1.000 hồ sơ khai báo qua hệ thống Một cửa quốc gia, chiếm hơn 99%.

Theo ông Mùi, việc còn tồn tại 11 bộ hồ sơ phải khai báo trực tiếp là do lỗi hệ thống mạng nên vẫn phải xuất bản giấy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm thông quan.

Gần 100% hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu được khai báo và xử lý trên hệ thống Một cửa quốc gia. Ảnh: Phương Thảo.

Gần 100% hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu được khai báo và xử lý trên hệ thống Một cửa quốc gia. Ảnh: Phương Thảo.

Thứ hai, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu, kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu có 12.370 hồ sơ khai báo.

Trong đó, có 3.479 hồ sơ khai trực tiếp, chiếm tỷ lệ hơn 28%, 8.891 hồ sơ khai báo qua Một cửa quốc gia chiếm gần 72%.

Lý giải tỷ lệ khai báo qua hệ thống Một cửa quốc gia của loại thủ tục này chưa cao, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng II cho biết, việc áp dụng Thông tư 09 trong công tác xử lý hồ sơ đang vướng mắc một số khó khăn liên quan đến mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

“Từ đầu năm 2023 đến tháng 8/2023, phần mềm chưa hoàn thiện. Tính đến nay, sau khi phần mềm hoàn thiện vẫn tồn tại một vài vấn đề về mặt kỹ thuật. Những bộ hồ sơ thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh rất dày, không scan được. Ngoài ra, những bộ hồ sơ có nhiều HC đi theo container khi khai báo không đủ phần khai ký tự nên phải xử lý giấy”, ông Mùi nói.

Thứ ba, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu có 1.638 hồ sơ khai báo. Sau khi áp dụng Thông tư 06, chỉ còn 17 hồ sơ khai trực tiếp, chiếm hơn 1%, còn lại 1.621 hồ sơ khai báo qua hệ thống Một cửa quốc gia, chiếm gần 99%.

Nhận định chung về tình hình kiểm dịch các tháng đầu năm, ông Trịnh Xuân Mùi đánh giá, số hồ sơ khai báo ngày càng tăng nhưng cán bộ nhân sự lại thiếu hụt bởi số công chức đến tuổi nghỉ hưu hoặc một số lao động hợp đồng xin nghỉ. Trong khi đó, Chi cục chưa bổ sung được nhân sự mới, khiến áp lực công việc trở nên căng thẳng.

Phòng xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng II phụ trách chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản). Ảnh: Phương Thảo.

Phòng xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng II phụ trách chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản). Ảnh: Phương Thảo.

Bên cạnh những nỗ lực trong giải quyết thủ tục hành chính qua Một cửa quốc gia, phòng xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng II cũng tích cực phục vụ công tác kiểm dịch cho các hồ sơ trong vùng.  

Hiện, phòng lab của Chi cục phụ trách chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản) trên địa bàn 13 tỉnh/thành phố gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

Nhằm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, Cục Thú y đã ban hành hai văn bản hướng dẫn tới các đơn vị trực thuộc gồm Thông tư 06 và Thông tư 09.

Với Thông tư 06, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT đã được cắt giảm từ 7 nhóm xuống chỉ còn 2 nhóm. Các sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch bao gồm: Sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất