| Hotline: 0983.970.780

Gần 15 tỷ USD đầu tư vào Thanh Hóa

Thứ Sáu 12/06/2020 , 19:46 (GMT+7)

Tại Hội nghị lần này, Thanh Hóa trao quyết định chấp thuận chủ trương; cấp giấy chứng nhận; ký ghi nhớ đầu tư cho 34 dự án với tổng mức gần 15 tỷ USD.

Chiều 12/6, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ; đại diện các bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương... tham dự hội nghị.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa và đề nghị các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa và đề nghị các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Đây là hội nghị quan trọng nhằm quảng bá các tiềm năng, thế mạnh nổi bật và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa đến nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thanh Hoá có vị trí hết sức thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên trên 1,1 triệu km2, vùng đất này hội tụ đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái; nguồn tài nguyên phong phú. Dân số Thanh Hóa gần 3,7 triệu người, với gần 2,4 triệu người trong độ tuổi lao động.

Thanh Hóa có vị trí thuận lợi, có hạ tầng giao thông đồng bộ, cảng biển Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, trở thành điểm dừng chân của các tàu tải trọng lớn trong tuyến hàng hải quốc tế nhiều năm qua. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa có vị trí thuận lợi, có hạ tầng giao thông đồng bộ, cảng biển Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, trở thành điểm dừng chân của các tàu tải trọng lớn trong tuyến hàng hải quốc tế nhiều năm qua. Ảnh: Võ Dũng.

Đến nay, Thanh Hóa có gần 16.000 doanh nghiệp hoạt động, hơn 2.200 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 129 dự án đầu tư trực tiếp FDI đến từ 20 nước trên thế giới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,2 tỷ USD.

Nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế - xã hội, Thanh Hóa đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 – 2019 đạt 12,6%/năm, gấp 1,6 lần bình quân cả nước; cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng. Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm 12,3%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,56%;

Năm 2019, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa có bước đột phá, tăng trưởng GRDP đạt 17,15%, cao nhất từ trước đến nay. Giai đoạn 2020 – 2025, Thanh Hóa tiếp tục tập trung thực hiện 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; chương trình phát triển du lịch; chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế; chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh; chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Năm 2018, Thanh Hóa đưa vào vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn - một trong 3 dự án công nghiệp lớn nhất cả nước. Ảnh: Võ Dũng.

Năm 2018, Thanh Hóa đưa vào vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn - một trong 3 dự án công nghiệp lớn nhất cả nước. Ảnh: Võ Dũng.

Phát biểu chào mừng hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Khi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, tỉnh luôn thực hiện “2 đồng hành”: Đồng hành cùng nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư. Khi nhà đầu tư lựa chọn được địa điểm và tiếp tục đồng hành với nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hành chính, kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện, “Ba cam kết”: Cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; cam kết đầu tư hạ tầng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án”.

Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, là điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, là điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Ảnh: Võ Dũng.

Trong chiến lược, Thanh Hóa đang xây dựng, phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực (Tứ Sơn) và

Thanh Hóa có hạ tầng giao thông đồng bộ với đầy đủ các loại hình. Ở phía Tây, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thông thương với các tỉnh giáp biên giới của nước CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Phía Đông, Cảng biển Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, trở thành điểm dừng chân của các tàu tải trọng lớn trong tuyến hàng hải quốc tế nhiều năm qua. Cảng Hàng không Thọ Xuân, hiện đang khai thác nhiều đường bay nội địa, ngày càng phát triển mạnh, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế.

6 hành lang kinh tế, kết nối với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng những thành quả trong công tác thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của Thanh Hóa trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Thanh Hóa là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Thanh Hóa là vùng đất "phên dậu", "một vùng đất căn bản", "đất bản triều", luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế; là căn cứ của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Thanh Hóa hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện về KTXH, nhất là các ngành công nghiệp, cảng biển, logistic, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch, y tế, giáo dục chất lượng cao”.

Chính phủ đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện đúng các cam kết đầu tư, ghi nhớ đầu tư; đồng thời, có chiến lược kinh doanh lâu dài tại tỉnh Thanh Hóa; đề cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường; trách nhiệm với xã hội, bảo đảm phát triển bền vững. Trường hợp cần thiết, thông qua tỉnh Thanh Hóa, nhà đầu tư có đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương, với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của tỉnh.

“Tôi đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển; yêu cầu các Bộ, ngành trung ương tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân hoạt động kinh doanh. Chính phủ sẽ nghiên cứu, có những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho Thanh Hóa huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực thế mạnh của Thanh Hóa, tạo tiền đề cho tỉnh Thanh Hóa tăng tốc phát triển”, Phó Thủ tướng nói.

 Thanh Hóa đã trao quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 19 dự án với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD. Ảnh: Võ Dũng.

 Thanh Hóa đã trao quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 19 dự án với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD. Ảnh: Võ Dũng.

Tại Hội nghị lần này, Thanh Hóa đã trao quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 19 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến gần 56.800 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là 22.300 tỷ đồng; phát triển hạ tầng, đô thị 25.500 tỷ đồng; du lịch 7.340 tỷ đồng; nông nghiệp và y tế 1.600 tỷ đồng.

15 dự án cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng mức đầu tư 12,5 tỷ USD. Ảnh: Võ Dũng.

15 dự án cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng mức đầu tư 12,5 tỷ USD. Ảnh: Võ Dũng.

15 dự án cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa ký biên bản ghi nhớ đầu tư với các nhà đầu tư đang nghiên cứu triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, với tổng mức đầu tư dự kiến 285.000 tỷ đồng, tương đương 12,5 tỷ USD.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.