| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai:

Gần 3.000 ha cà phê bị bệnh rệp sáp gây hại

Thứ Bảy 13/03/2021 , 13:32 (GMT+7)

Trước tình hình bệnh rệp sáp gây hại trên cây cà phê đang có xu hướng gia tăng, ngành nông nghiệp Gia Lai yêu cầu người dân cần tập trung phòng trừ, tránh lây lan.

Bệnh rệp trên cây cà phê đang có dấu hiệu gia tăng.

Bệnh rệp trên cây cà phê đang có dấu hiệu gia tăng.

Tính đến tháng 3/2021, Gia Lai đã có 2.280 ha cà phê bị rệp sáp gây hại với tỉ lệ 5-50%. Trong đó, cà phê tại các địa phương bị sệp sáp tấn công tập trung ở huyện Chư Prông (1.339 ha), Chư Sê (389 ha), Chư Pưh (263 ha), Đức Cơ (100ha)...

Rệp sáp xuất hiện thường bám vào chồi, lá, chùm quả, cành, thân rễ để hút nhựa cây dẫn đến hoa cà phê bị rụng, quả khô héo. Trường hợp bị nặng, cây cà phê có thể bị khô héo dẫn đến bị chết.

Trước tình hình bệnh rệp sáp ngày càng gia tăng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai đã đề nghị các địa phương cần chỉ đạo người dân thực hiện một số biện pháp phòng trừ, tránh lây lan.

Cụ thể, người dân thường xuyên vệ sinh vườn cây như cắt tỉa cành bị sâu, chồi vượt, cành sát mặt đất... để tạo thông thoáng vừa giảm tiêu hao dinh dưỡng cho vườn cây.

Người dân cũng cần thăm vườn cây thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sệp sáp, từ đó có hường xử lý. Đối với trường hợp sệp sáp mới xuất hiện gây hại cục bộ, cần đánh dấu để phun thuốc trực tiếp vào cây, cành bị nhiễm, tránh lang phí công sức, tiền bạc, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với những vườn cây cà phê  rệp sáp xuất hiện với mật độ cao thì kết hợp tưới nước phá tan lớp sáp để khi phun thuốc dễ thấm sâu vào chùm quả.  Có thể sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như Alpha-Cypermethrin, Dim,ethoare. Acetamiprid, Buprofezin...

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng lưu ý người dân khi phòng trừ rệp sáp bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học thì chỉ phun thuốc khi vườn đảm bảo độ ẩm cho cây. Đồng thời, người dân chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ đúng lúc, đúng phương pháp thì hiệu quả diệt trừ mới cao.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Tốc lực bao vây ổ dịch nghi lở mồm long móng

THANH HOÁ Có 26/86 con lợn nghi lở mồm long móng tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa đã được quanh vùng và thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo quy định.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất